[Giải đáp] Như thế nào là tính đối xứng trong nhiếp ảnh?

24/05/2025 |

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh được xem là nghệ thuật mang lại sự cân đối và thu hút cho bức ảnh. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về tính đối xứng chưa và làm thế nào để áp dụng kỹ thuật này một cách hiệu quả? Hãy cùng BH Asia khám phá bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh qua bài viết sau đây.

1. Như thế nào là tính đối xứng trong nhiếp ảnh?

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh được xem là sự cân bằng, hài hòa giữa các yếu tố trong một khung hình, thường được tạo ra khi hai nửa của bức ảnh phản chiếu lẫn nhau qua một trục tưởng tượng. Điều này mang lại cảm giác ổn định và dễ chịu cho người xem.

Ví dụ, khi chụp một tòa nhà có kiến trúc đối xứng, việc đặt trục đối xứng chính giữa khung hình sẽ làm nổi bật sự cân đối và tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho bức ảnh.

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh là gì

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh là gì

Trên thực tế, tính đối xứng trong nhiếp ảnh luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, chỉ là chúng ta không quá để ý đến điều này. Theo một cách vô thức mà bộ não con người thường bị hấp dẫn bởi sự cân đối và hài hoà. Do đó mà những bức ảnh có bối cục đối xứng thường được đánh giá là đẹp hơn.

>>> Cùng tìm hiểu: Những góc chụp chân dung đẹp tuyệt vời mà bạn nên biết

2. Ý nghĩa của tính đối xứng trong nhiếp ảnh

Không chỉ tạo nên sự cân bằng cho thị giác, tính đối xứng trong nhiếp ảnh còn khơi gợi được cảm xúc một cách mạnh mẽ. Khi các yếu tố trong khung hình được sắp xếp đối xứng sẽ khiến bức ảnh trở nên hài hòa, dễ chịu và thu hút người xem hơn.

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh giúp tạo điểm nhấn cho chủ thể chính

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh giúp tạo điểm nhấn cho chủ thể chính

Sự đối xứng thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho chủ thể chính và dẫn dắt người xem một cách tự nhiên hơn. Đặc biệt, khi chụp ảnh về phong cảnh, kiến trúc hoặc chân dung, tính đối xứng sẽ giúp làm nổi bật cấu trúc chi tiết của đối tượng hơn.

Tuy nhiên trong nhiếp ảnh, tính đối xứng không nhất thiết phải đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối. Thực tế, việc có một chút phá cách, phá vỡ sự cân đối vẫn tạo được điểm nhấn độc đáo cho bức ảnh.

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh không nhất thiết phải luôn hoàn hảo

 

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh không nhất thiết phải luôn hoàn hảo

Tìm hiểu thêm ống kính Sigma chính hãng, chất lượng cao phù hợp với mọi tình huống chụp ảnh:

3. Các thể loại đối xứng trongnhiếp ảnh

Tính đối xứng trong nhiếp ảnh rất đa dạng, được thể hiện qua nhiều bố cục khác nhau tùy theo cách sắp xếp các yếu tố trong khung hình. Dưới đây là những loại đối xứng phổ biến trong nhiếp ảnh mà bạn có thể áp dụng để nâng cao tính nghệ thuật cho hình ảnh của mình.

3.1. Đối xứng ngang

Đối xứng ngang là một dạng bố cục phổ biến trong nhiếp ảnh. Nó chia khung hình thành hai phần trên và dưới phản chiếu lẫn nhau. Loại đối xứng này thường sử dụng trong chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là khi chụp các cảnh phản chiếu trên mặt nước như hồ, sông hoặc biển.

Để tận dụng tối đa hiệu quả của tính đối xứng trong nhiếp ảnh, bạn có thể chụp ảnh vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, lúc đó ánh sáng mềm mại hơn và có mặt nước tĩnh lặng, sẽ giúp tăng cường hiệu ứng đối xứng.

Tính đối xứng ngang được sử dụng trong các bức ảnh phong cảnh Tính đối xứng ngang được sử dụng trong các bức ảnh phong cảnh

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp đối xứng ngang với quy tắc một phần ba để tạo điểm nhấn cho bức ảnh. Ví dụ, đặt đường chân trời gần một phần ba phía trên hoặc phía dưới khung hình sẽ giúp bức ảnh trở nên thú vị và chuyên nghiệp hơn.

>>> Xem thêm: Cách cân chỉnh bố cục chụp ảnh để có tấm hình ưng ý

3.2. Đối xứng dọc

Đối xứng dọc là một dạng bố cục đặc trưng của tính đối xứng trong nhiếp ảnh. Nó chia khung hình thành 2 phần bên trái và phải phản chiếu lẫn nhau. Loại đối xứng này thường được áp dụng trong ảnh chụp chân dung, công trình kiến trúc.

 Đối xứng dọc thường dùng trong các bức ảnh kiến trúc

Đối xứng dọc thường dùng trong các bức ảnh kiến trúc

3.3. Đối xứng xuyên tâm

Đây là dạng đối xứng mà các chi tiết trong bức ảnh được xếp cân đối xung quanh một điểm chính giữa. Bạn có thể hình dung đơn giản, đây là kiểu đối xứng có cả trục ngang và trục dọc, giao nhau ngay tại tâm bức ảnh.

Đối xứng xuyên tâm thường gặp trong nhiếp ảnh kiến trúc với các công trình mái vòm, cầu thang xoắn ốc, hoa, lá trong thiên nhiên hay các vật có hình tròn.

 Đối xứng xuyên tâm dễ thấy ở các vật có hình tròn như bông hoa

Đối xứng xuyên tâm dễ thấy ở các vật có hình tròn như bông hoa

3.4. Đối xứng phản chiếu

Đối xứng phản chiếu cũng là một kiểu bố cục khá thú vị của tính đối xứng trong nhiếp ảnh. Nó được tạo ra bằng cách phản chiếu các yếu tố qua một bề mặt như nước, kính hoặc kim loại.

Loại đối xứng này thường thấy trong các bức ảnh về phong cảnh và kiến trúc, nơi các yếu tố như tòa nhà, cây cối hoặc bầu trời được phản chiếu trên mặt nước tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho bức ảnh.

Đối xứng phản chiếu là một bố cục thú vị của tính đối xứng trong nhiếp ảnh Đối xứng phản chiếu là một bố cục thú vị của tính đối xứng trong nhiếp ảnh

4. Những điều cần lưu ý khi chụp ảnh đối xứng

4.1. Canh chỉnh trục đối xứng chuẩn xác

Việc điều chỉnh trục cho chính xác là yếu tố then chốt để đạt được tính đối xứng trong nhiếp ảnh. Sử dụng lưới chia khung hình (gridlines) hoặc chế độ live view trên máy ảnh sẽ giúp bạn căn chỉnh chính xác hơn, tránh bị lệch khung và đảm bảo sự cân bằng cho bức ảnh.

 Điều chỉnh trục đối xứng chính xác để đạt được tính đối xứng trong nhiếp ảnh

Điều chỉnh trục đối xứng chính xác để đạt được tính đối xứng trong nhiếp ảnh

4.2. Tránh lạm dụng tính đối xứng một cách máy móc

Mặc dù sự cân xứng thường sẽ tạo cảm giác hài hòa, dễ chịu cho người xem, nhưng nếu áp dụng một cách cứng nhắc sẽ khiến bức ảnh trở nên nhàm chán. Bạn có thể cân nhắc phá cách như làm ánh sáng, màu sắc hoặc bố cục lệch để tăng tính sáng tạo cho bức hình.

4.3. Tận dụng ánh sáng và thời điểm chụp

Chụp ảnh lúc bình minh hoặc hoàng hôn giúp làm nổi bật hơn tính đối xứng trong nhiếp ảnh. Vì thời điểm này, ánh sáng thường mềm mại và dịu nhẹ giúp hiệu ứng phản chiếu trở nên rõ nét hơn.

Bên cạnh đó, thời điểm chụp tốt nhất để tận dụng sự cân xứng thường là vào lúc trời lặng gió, khi đó mặt nước tĩnh lặng sẽ phản chiếu hình ảnh sắc nét và cân bằng nhất.

Chụp ảnh lúc bình minh giúp làm nổi bật tính đối xứng trong nhiếp ảnh

Chụp ảnh lúc bình minh giúp làm nổi bật tính đối xứng trong nhiếp ảnh

4.4. Kiểm tra và chỉnh sửa hậu kỳ

Sau khi chụp, bạn có thể tận dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Lightroom, Photoshop, Canva…để kiểm tra và điều chỉnh tính đối xứng trong nhiếp ảnh nếu cần.

4.5. Kết hợp tính đối xứng trong nhiếp ảnh với các quy tắc bố cục khác

Để bức ảnh không bị đơn điệu, bạn có thể kết hợp tính đối xứng trong nhiếp ảnh với các quy tắc bố cục khác. Chẳng hạn, áp dụng quy tắc một phần ba sẽ giúp bạn bố trí chủ thể lệch nhẹ khỏi tâm đối xứng, tạo điểm nhấn thú vị hơn cho bức ảnh.

Ngoài ra, có thể sử dụng các đường dẫn (leading lines) như đường ray, hàng rào hoặc cầu thang hướng về chủ thể trung tâm sẽ làm tăng chiều sâu và thu hút ánh nhìn người xem mạnh mẽ hơn. 

Kết hợp tính đối xứng và các bố cục khác sẽ giúp bức ảnh ấn tượng hơn Kết hợp tính đối xứng và các bố cục khác sẽ giúp bức ảnh ấn tượng hơn

Vừa rồi BH Asia đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa, các loại đối xứng phổ biến cũng như những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật này. Hãy vận dụng hợp lý tính đối xứng trong nhiếp ảnh sẽ giúp bạn tạo được những bức ảnh có chiều sâu và mang tính nghệ thuật hơn rất nhiều đó.

Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng, chất lượng, miễn phí tại 

Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam

Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM

Hotline tư vấn miễn phí: 1900 636 626