Căn chỉnh bố cục chụp ảnh là bước quan trọng giúp bạn tạo nên một bức ảnh hài hòa, thu hút và đúng ý tưởng ban đầu. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm, việc nắm vững các nguyên tắc bố cục sẽ giúp nâng tầm kỹ năng nhiếp ảnh rõ rệt. Trong bài viết này BH Asia sẽ cùng bạn khám phá những cách căn chỉnh bố cục hiệu quả và dễ áp dụng nhất, để mỗi bức hình đều trở thành tác phẩm khiến bạn hài lòng.
1. Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách sắp xếp các yếu tố/đối tượng trong một khung hình sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Trong chụp ảnh, việc sắp xếp bố cục sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn tổng quan và ấn tượng đầu tiên của người xem đối với bức ảnh. Do đó, để thể hiện rõ được ý tưởng hay ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt đến người xem thì việc căn chỉnh bố cục tốt là điều rất quan trọng.
Xem thêm: Top 15+ góc chụp ảnh đẹp dành cho người mới bắt đầu
2. Top 9 bố cục nhiếp ảnh cần biết
2.1. Bố cục chụp ảnh ⅓
Cách xác định bố cục này rất đơn giản, bạn chỉ cần chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang.
Để người nhìn chú ý được điểm mà bạn muốn nhấn mạnh thì bạn cần đặt những đối tượng đó nơi giao các đường thẳng hoặc dọc theo các đường kẻ. Và điểm giao nhau ở vị trí ⅓ ảnh là quan trọng nhất bởi tại điểm đó người ta thường bị thu hút một cách tự nhiên. Một số yếu tố thường được áp dụng đối với bố cục này như đường chân trời, chủ thể, đôi mắt,...
Khi nhìn vào những bức ảnh này, người ta thường có cảm giác ổn định, yên tĩnh và lắng đọng.
Xem thêm: Gợi ý các góc quay cơ bản cho người mới bắt đầu làm phim
2.2. Bố cục chụp ảnh trung tâm và đối xứng
Bố cục trung tâm thường được áp dụng cho việc chụp ảnh chân dung. Bạn chỉ cần căn chỉnh đối tượng vào chính giữa khung hình rồi chụp. Hiện nay, có nhiều loại ống kính máy ảnh lấy nét nhanh, chính xác và cực kỳ yên tĩnh, trong đó, ống kính sigma là một trong những ứng cử viên phù hợp để lựa chọn.
Bố cục đối xứng cần thể hiện được đối xứng hai bên, không nhất thiết hai bên phải giống nhau, tuy nhiên phải căn chỉnh sao cho hai bên cân bằng.
Bố cục trung tâm và đối xứng song hành với nhau sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Có thể bạn quan tâm: Mua ống kính Cine chính hãng – Chất lượng điện ảnh chuyên nghiệp
2.3. Bố cục chụp ảnh đường dẫn tập trung
Giống như tên gọi của nó, kiểu bố cục này sẽ giúp thu hút sự chú ý của người xem vào điểm mà bạn muốn nhấn mạnh. Tùy theo từng khung cảnh của bạn để chọn vật dẫn cho hợp lý. Một số yếu tố được sử dụng để làm vật dẫn như con đường, tường rào, hoa văn,...
Bên cạnh đó, việc sử dụng đường dẫn hướng cũng không nhất thiết phải theo một đường thẳng và bạn có thể kết hợp thêm các kiểu bố cục khác như bố cục trung tâm, đối xứng hay ⅓ mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

Xem thêm: Mua chân máy ảnh Gitzo chính hãng – Sự lựa chọn cao cấp cho nhiếp ảnh gia
2.4. Bố cục chụp ảnh tạo khung bên trong khung
Bạn sẽ tạo được chiều sâu rất tốt cho bức ảnh khi sử dụng kiểu bố cục này. Một số khung hình thường được lựa chọn như cửa sổ, mái vòm, cây nhô, cổng,...
2.5. Bố cục đường chéo và tam giác
Không giống bố cục ⅓, bố cục đường chéo và tam giác tạo cảm giác sâu vào bên trong, hiệu ứng chuyển động và có chút kịch tính. Tuy nhiên, cảm giác này của mọi người cũng không hoàn toàn giống nhau, nó còn phụ thuộc một phần vào dụng ý của tác giả.
2.6. Quy tắc số lẻ:
Thông thường, khi nhìn vào một điểm, nếu số lượng lẻ, chúng ta sẽ thường thuận theo tự nhiên mà tập trung và chú tâm hơn, còn nếu số chẵn, chúng ta thường bị phân tâm vì không biết trọng tâm ở điểm nào. Người ta ứng dụng hiện tượng này trong bố cục chụp ảnh.
2.7. Bố cục chụp ảnh tạo khoảng trống:
Mỗi bố cục sẽ có những cách khác nhau để hướng người xem tập trung vào điểm mà tác giả muốn nhấn mạnh. Mục đích của bố cục tạo khoảng trống là làm tối giản những thứ xung quanh để làm tăng tính nổi bật của chủ thể.
Kiểu bố cục này nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại rất khó chụp bởi vì nó đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén, khả năng quan sát và am hiểu về sự kết hợp của màu sắc.
2.8. Bố cục chụp ảnh tạo vị trí khoảng trống
Theo bố cục này, bạn nên đặt khoảng trống ở vị trí phía trước vật thể. Bức ảnh này sẽ giúp người xem cảm nhận được sự chuyển động của chủ thể trong khung hình, dẫn người nhìn tìm điểm đến của vật thể, do vậy thu hút và tạo nên sự hấp dẫn cho bức ảnh.
2.9. Kết hợp các bố cục chụp ảnh
Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các khung cảnh đều nằm sẵn trong một bố cục để bạn xác định và chụp, do vậy, bạn phải tập quan sát để xác định chủ thể, mong muốn mà bản thân muốn truyền đạt rồi từ đó căn chỉnh khung hình phù hợp.
Sự kết hợp của các bố cục sẽ khiến cho bức ảnh của bạn hài hòa hơn, tuy nhiên, bạn cũng tránh nhầm lẫn việc bất cứ sự kết hợp nào cũng giúp bức ảnh bạn thêm hoàn hảo.
Để có thể thuận tiện tìm kiếm các khung hình chuẩn, bạn có thể tham khảo thêm chân máy ảnh manfrotto. Chân máy hỗ trợ chụp ở mọi góc độ bởi trục trung tâm và có thể xoay ngang, giúp bạn dễ dàng xác định bố cục cho bức ảnh của mình.
Với những bố cục nhiếp ảnh căn bản trên, hy vọng kỹ năng chụp hình của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Có thể bạn quan tâm: Thẻ nhớ Exascend Cfexpress Type A 120/180/240/360/480GB/1TB chính hãng
Bạn hãy khám phá ngay những ưu đãi cực sốc tại BH Asia - Nhà phân phối chính hãng (trước đây là Shriro Vietnam) ngay hôm nay để không bỏ lỡ “sản phẩm nhiếp ảnh chất lượng giá tốt” nhé
Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng,
chất
lượng, miễn phí tại
Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam
Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM
Hotline tư vấn miễn phí: 1900 636 626