Góc quay là một trong những cách để các nhà làm phim truyền đạt ý nghĩa và cảm xúc. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu làm phim, việc chọn một góc quay phù hợp là một thách thức lớn. Bài viết này, BH Asia sẽ cùng bạn khám phá những góc quay cơ bản, giúp bạn tự tin hơn trên hành trình làm phim của mình.
Vì sao góc quay trong làm phim lại quan trọng?
Góc quay là cách mà người làm phim có thể tác động đến cảm xúc và suy nghĩ của người xem. Thông qua các góc quay, người xem có thể cảm nhận được sự căng thẳng, sự cô độc, sự bất ngờ hoặc có thể làm hạnh phúc trong những cảnh quay. Mặt khác, góc quay phim giúp người xem đắm chìm vào không gian và bối cảnh phim làm cho khán giả cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng cũng như suy nghĩ của nhân vật trong phim.
Bên cạnh việc tác động đến tâm lý người xem, góc quay còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh của thước phim. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người làm phim cần chú trọng đến sự cân bằng giữa chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của chủ thể được quay. Đặc biệt, việc nắm vững và vận dụng linh hoạt các góc quay cơ bản là yếu tố then chốt, giúp tạo ra những thước phim có chất lượng vượt trội.

Phân cảnh trong phim “Guardians of the Galaxy”
Đối với người mới bắt đầu làm phim, việc chọn lựa góc quay tốt là một điều khó khăn. Góc quay sai sẽ khiến khung hình không đạt chất lượng, gây cảm giác khó chịu cho người xem đồng thời sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới nội dung của cảnh phim và không truyền tải chính xác nội dung. Do đó, chọn góc quay phù hợp là việc rất quan trọng trong việc kể chuyện, truyền tải nội dung và tạo ra trải nghiệm tốt nhất đến khán giả.
Các góc quay cơ bản cho người mới bắt đầu làm phim
Đối với các nhà làm phim mới bắt đầu, sẽ rất khó để có thể chọn được các góc quay làm nổi bật nội dung của mình. Vì thế, dưới đây là các góc quay cơ bản mà BH Asia đã tổng hợp để gửi tới các nhà làm phim chuyên nghiệp tương lai.
1. Góc quay rộng (Wide shot)
Đây là một kỹ thuật quay phim cho phép các cameraman quay cảnh vật hoặc người từ khoảng cách xa nhằm bao quát toàn bộ khung hình có phạm vi lớn. Góc quay rộng thường được dùng để giới thiệu địa điểm, tạo không gian và bối cảnh quay hoặc cho người xem bao quát toàn bộ sự diễn ra của một cảnh quay. Góc quay này thường sử dụng trong những thể loại phim tài liệu, phim hành động, phim khoa học viễn tưởng, phim kích tính và phim truyền hình.

Phân cảnh trong phim “North by Northwest”
2. Góc quay trung bình (Medium shot)
Góc quay trung bình là kiểu quay phim mà máy quay được đặt ở khoảng vừa phải với đối tượng, thường từ vai hoặc ngực của người diễn viên. Với góc quay này cameraman sẽ sử dụng để truyền tải hành động và cảm xúc của các nhân vật một cách rõ ràng nhưng vẫn giữ được độ tự nhiên của cảnh quay. Medium shot cũng thường được sử dụng trong phim ngắn, phim tài liệu và phim truyền hình để truyền tải nội dung và tạo ra sự liên kết giữa các cảnh quay.
Xem thêm:

Góc quay trung bình được sử dụng trong một cảnh phim “Titanic” nổi tiếng
Xem thêm: Top Lens Sony quay phim đỉnh nhất
3. Góc quay trên không (Drone Shot/Aerial Shot/Helicopter Shot)
Góc quay trên không đa phần được quay bằng flycam để tạo được các góc và phối cảnh độc đáo. Đối với các góc quay trên không, các cameraman không cần đến gần đối tượng để tìm được tấm ảnh hoàn hảo. Nói cách khác, việc quay phim bằng máy bay không người lái sẽ giúp bạn nhìn đối tượng từ một góc độ hoàn toàn mới.

Góc quay trên không đa phần được quay bằng flycam (Nguồn: Clideo)
4. Góc quay siêu chân dung (Extreme close-up)
Extreme close-up là một kiểu quay phim cho phép cameraman đặc tả một phần nhỏ trên khuôn mặt hoặc đôi mắt của diễn viên. Hầu hết các góc quay này thường sử dụng để tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật hoặc tạo ra sự căng thẳng, sợ hãi cho người xem.

Góc quay siêu chân dung sẽ đặc tả một bộ phận trên khuôn mặt của diễn viên (Nguồn: David Fincher)
5. Góc quay cận cảnh (Close-up shot)
Đây là một góc quay khá phổ biến trong các video quảng cáo để giới thiệu sản phẩm. Đối với góc quay này, máy quay sẽ được đặt lại gần nhân vật hoặc vật thể để tập trung vào những chi tiết nhỏ; để làm nổi bật biểu cảm của diễn viên, nổi bật các tình tiết quan trọng hoặc tạo ra sự căng thẳng kịch tính trong các phân đoạn hành động.

Góc quay cận cảnh khuôn mặt diễn viên trong phim “Star Wars”
6. Góc quay thấp (Low Angle Shot)
Góc quay thấp thường được sử dụng để quay những cảnh cận, gần nhân vật và đối tượng nhất định. Điều này giúp cho người xem tập trung vào nhân vật hay một cảnh phim nhất định; ngoài ra, góc quay thấp còn có đóng vai trò tạo ra cảm xúc chân thực cho khán giả.

Phân cảnh trong phim “Thor” sử dụng góc quay thấp
Xem thêm: Top 17 thiết bị làm phim tốt nhất cho người mới bắt đầu
7. Góc quay cao (High Angle Shot)
Góc quay cao giúp cho người xem có một cái nhìn tổng quát đối với toàn cảnh của sự kiện. Giúp khán giả có cái nhìn bao quát nhất về cảnh quay đang diễn ra, từ đó thu hút sự chú ý của khán giả và đưa cảm xúc của khán giả lên cao.

Góc quay từ trên cao trong một phân cảnh phim “the Avengers”
8. Góc quay nghiêng (Dutch Angle Shot)
Dutch angle shot hay góc quay nghiêng là một kỹ thuật được các cameraman quay đường chân trời không song song với bề ngang của khung hình, và nó có độ nghiêng nhất định so với mặt bên của khung hình. Với góc quay nghiêng này, nó tạo ra chuyển động và khiến cho bộ não của người xem khó xử lý hơn, tuy nhiên góc máy này thành công để tạo ra cảm giác lo lắng và bối rối cho khán giả.

Góc quay nghiêng được sử dụng trong phân cảnh phim “Inception”
9. Góc quay độc giả (Point of view shot)
Góc quay POV là một góc quay phim cho thấy nhân vật đang nhìn gì ở góc nhìn thứ nhất. Nói một cách cơ bản, máy quay đóng vai trò là đôi mắt của nhân vật và khán giả nhìn thấy những gì diễn viên nhìn thấy. Góc quay này thường được sử dụng để làm nổi bật góc nhìn chủ quan, đồng thời cũng cho phép các nhân vật khác phá vỡ bức tường thứ tư (khi các nhân vật trong phim nhận thức được mình đang trong phim và cố gắng phá vỡ bức tường ngăn cách giữa phim và đời thực) bằng cách nhìn thẳng vào camera.

Một phân cảnh trong phim “Kill Bill” sử dụng góc quay độc giả
10. Góc quay qua vai (Over the Shoulder)
Trong kỹ thuật quay phim, góc máy qua vai là một lựa chọn phổ biến, được thực hiện bằng cách đặt máy quay phía sau vai của một nhân vật. Phần vai, cổ hoặc gáy của nhân vật này sẽ hướng ra xa máy quay, nhưng vẫn nằm trong khung hình. Góc máy này thường được sử dụng để thể hiện sự kết nối giữa hai nhân vật đang trò chuyện, tạo cảm giác gần gũi hơn so với việc sử dụng cảnh quay đơn thuần

Góc quay qua vai trong một phân cảnh phim To All the Boys I've Loved Before
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là những chia sẻ của BH Asia tới các bạn mới bắt đầu học quay phim, góc máy quay thật sự rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của cảnh phim và tác động tới cảm xúc của khán giả. Hy vọng với những kiến thức về các góc quay phim cơ bản trong bài viết trên đã giúp bạn có góc quay hoàn hảo nhất.
Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng,
chất
lượng, miễn phí tại
Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam
Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM
Hotline tư vấn miễn phí: 1900 636 626