Bạn là người mới bắt đầu về nhiếp ảnh, muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Và việc trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn trong đó có các kỹ thuật chụp ảnh bạn nhất định phải biết. Cùng BH Asia - Nhà phân phối chính hãng tìm hiểu xem các kỹ thuật này là gì nhé!
Kỹ thuật chụp ảnh tạo bố cục
Bố cục chụp ảnh là cách người chụp sắp xếp các yếu tố và chủ thể khác nhau trong một bức ảnh theo cách sắp xếp có ý nghĩa để phù hợp với ý tưởng mà nhiếp ảnh gia đang muốn truyền đạt.
Có nhiều bố cục hình ảnh khác nhau, tùy theo nhu cầu của người chụp
Có rất nhiều những kỹ thuật chụp ảnh bối cảnh khác nhau, chúng được ứng dụng tùy ứng theo từng nhu cầu của nhiếp ảnh gia. Đôi khi, chúng ta cũng có thể phối hợp nhiều bố cục khác nhau trong một bức ảnh. Một số kỹ thuật chụp ảnh cơ bản tạo bố cục phổ biến có thể kể đến như:
- Bố cục 1/3
- Bố cục đối xứng
- Bố cục đường chéo
- Bố cục đường dẫn tập trung
- Bố cục tạo khoảng trống rộng
- Bố cục tạo khung,...
Kỹ thuật chụp tạo Bokeh
Trên thực tế, các vòng tròn bokeh được tạo nên từ các điểm sáng hay nguồn sáng điểm lấp lánh. Sử dụng ống kính khẩu độ lớn (f/1.2 đến f/2.0) giúp bạn dễ dàng tạo nên bokeh từ các điểm sáng này. Hình dạng của hiệu ứng bokeh rất khác nhau tùy thuộc vào loại lens.
Xem thêm:
Chụp ảnh Bokeh mang đến nhiều tấm hình đẹp và ấn tượng
Những điểm sáng lấp lánh có thể là một dòng sông vào một ngày nhiều ánh nắng lấp lánh, những chiếc đèn xe trên đường phố khi chụp vào ban đêm hay đơn giản chỉ là những chiếc lá cây được mặt trời chiếu sáng.
Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh không quá phức tạp. Bạn chỉ cần tập trung để lấy nét chủ thể đồng thời sử dụng khẩu độ lớn và hậu cảnh có những điểm sáng lấp lánh sẽ tạo được bokeh. Lưu ý rằng độ phơi sáng phải được đo chính xác để có được hình ảnh bokeh sắc nét. Phơi sáng quá mức dẫn đến hình ảnh rất mờ và không thu hút.
Quy tắc một phần ba
Quy tắc một phần ba (⅓) là một quy tắc cực kỳ cơ bản và được nhiều hoạ sĩ chuyên nghiệp hay những người yêu thích chụp hình lựa chọn. Quy tắc này là cách bạn chia phần khung ngắm của máy ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường thẳng kẻ dọc và 2 đường thẳng kẻ ngang. Giao điểm của 1/3 hình ảnh là điểm giao quan trọng. Mắt người bị thu hút một cách tự nhiên bởi những đường và dấu chấm này. Do đó, chúng ta cần đặt những chi tiết muốn nhấn mạnh vào đó chẳng hạn như đường chân trời, chủ thể, đôi mắt,..
Quy tắc 1/3 là một quy tắc cực kỳ cơ bản và được nhiều người lựa chọn
Nếu bạn là một người chuyên nghiệp, việc lựa chọn bố cục đã trở thành thói quen, nhưng nếu bạn cảm thấy bỡ ngỡ, thì việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh mà bạn thực sự hài lòng.
Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng
Ngược lại với hiệu ứng Bokeh thì phơi sáng là một trong các kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp, thú vị, nó yêu cầu sử dụng độ mở ống kính nhỏ và thời gian chụp lâu để ghi lại những yếu tố chuyển động trong khoảng thời gian đợi màn chập.
Kỹ thuật chụp phơi sáng thường được ứng dụng vào chụp cảnh đêm
Thường thường, kỹ thuật này được áp dụng để chụp vào ban đêm, khi nhiếp ảnh gia muốn bắt giữ chuyển động của các phương tiện giao thông hay thậm chí là vẻ đẹp của bầu trời đêm với những ngôi sao lung linh. Tuy nhiên, nó cũng hoàn toàn có thể được sử dụng vào ban ngày, khi bạn muốn ghi lại dòng nước chảy mượt, sương mù buổi sáng thơ mộng hay khung cảnh hùng vĩ trên núi.
Kỹ thuật chụp ảnh sắc nét
Để có những bức ảnh sắc nét, điều đầu tiên và quan trọng nhất là đảm bảo độ nét đủ cho chủ thể mà bạn muốn chụp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng sở hữu kỹ thuật chụp ảnh sắc nét.
Các lưu ý quan trọng để sở hữu kỹ thuật chụp ảnh sắc nét
-
Tay cầm máy ổn định: Hãy cầm máy ảnh chắc chắn và tránh rung tay. Nếu máy bị rung, ảnh có thể mất nét ngay lập tức. Nếu bạn không có chân máy, hãy tập trung vào việc lấy nét và sử dụng tốc độ màn trập phù hợp.
-
Chọn tốc độ màn trập phù hợp: Khi chụp tay, hãy chọn tốc độ màn trập tối thiểu là 1/độ dài tiêu cự. Ví dụ, với ống kính 200mm, hãy sử dụng tốc độ màn trập ít nhất là 1/200s để tránh hiện tượng rung ảnh do tay cầm máy.
-
Sử dụng chân máy khi chụp ở khẩu độ nhỏ: Khi chụp phong cảnh ở khẩu độ nhỏ (f/16-f/22), tốc độ màn trập sẽ chậm. Việc sử dụng chân máy giúp tránh hiện tượng rung và đảm bảo ảnh sắc nét.
-
Lấy nét chính xác: Đảm bảo lấy nét đúng chủ thể bằng cách chọn điểm lấy nét AF phù hợp. Nếu chủ thể là tĩnh hoặc di chuyển chậm, hãy chọn chế độ ONE-SHOT AF. Nếu chủ thể di chuyển nhanh, hãy sử dụng chế độ AI SERVO AF để theo dõi và lấy nét liên tục.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn sẽ có cơ hội chụp những bức ảnh sắc nét và chất lượng, giữ lại được mọi chi tiết đẹp mắt của chủ thể.
Kỹ thuật Panning - di chuyển
Panning là một kỹ thuật nổi bật trong nhiếp ảnh và quay phim, tập trung vào việc ghi lại chuyển động dọc hoặc ngang của đối tượng. Để thực hiện kỹ thuật Panning, nhiếp ảnh gia cần di chuyển máy ảnh hoặc lia ống kính theo hướng di chuyển của đối tượng và sau đó ấn nút chụp.
Kỹ thuật chụp ảnh panning giúp tạo ra những tấm hình độc đáo, sống động
Kỹ thuật chụp ảnh Panning đem lại hiệu ứng đặc biệt, giúp tạo ra những hình ảnh sống động và độc đáo, đặc biệt thích hợp cho các sự kiện có chuyển động nhanh như đua xe, thi chạy và các hoạt động thể thao khác. Nhờ sự kết hợp giữa chuyển động của máy ảnh và đối tượng, những bức ảnh Panning thường thể hiện động lực và tốc độ, làm tăng sự hấp dẫn và sinh động cho hình ảnh chụp.
Chi tiết về kỹ thuật này bạn có thể xem thêm tại: CHỤP LIA MÁY (PANNING): Bí quyết cho bức hình độc đáo
Kỹ thuật chụp ảnh vào giờ vàng
Giờ vàng, còn được biết đến với tên gọi "Magic Hour," là khoảng thời gian đặc biệt trong ngày khi mặt trời bắt đầu mọc và chuẩn bị lặn. Đây là thời điểm lý tưởng để chụp ảnh và tạo ra những tấm hình đẹp, ấn tượng. Tuy nhiên, thời khắc này diễn ra rất nhanh chóng vì khoảnh khắc "chiều tà" hoặc "hoàng hôn" thường ngắn ngủi.
Nhiếp ảnh gia rất mong chờ giờ vàng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Trong khoảng thời gian giờ vàng, mặt trời thấp hơn đường chân trời, làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời. Điều này tạo nên màu sắc ấm áp và dễ chịu cho cảnh quan và đối tượng trong ảnh. So với ban ngày, khi trời quá sáng, việc chụp ảnh có thể gặp phải vấn đề về bóng đổ không đẹp mắt, đặc biệt là trong nhiếp ảnh chân dung.
Nhờ ánh sáng nhẹ nhàng và màu sắc ấm áp trong giờ vàng, những bức ảnh chụp trong khoảng thời gian này thường mang đến sự hài hòa và đẹp mắt cho cảnh quan và chủ thể. Do đó, nhiếp ảnh gia thường mong chờ sự xuất hiện của giờ vàng để tận dụng cơ hội tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt.
Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng
Chụp ngược sáng thường được xem là một lựa chọn không được ưa thích trong nhiếp ảnh, nhưng đôi khi nó lại mang đến hiệu quả bất ngờ đặc biệt. Kỹ thuật chụp ảnh cơ bản này tạo ra sự tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối, khiến các chi tiết trong ảnh hầu như biến mất và chỉ còn những đường viền nổi bật của đối tượng.
Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng tạo ra sự tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối
Tuy nhiên, khi sử dụng ống kính không được hỗ trợ tốt, việc chụp ngược sáng có thể dẫn đến hiện tượng mất nét trong ảnh. Để khắc phục vấn đề này, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng các bộ lọc - Filter để hạn chế ánh sáng xâm nhập quá nhiều vào ống kính.
Về kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng BH Asia đã có 1 bài phân tích khá chi tiết và cụ thể bạn có thể vào đọc và hiểu thêm thông qua link dưới đây.
Xem thêm: Cách chụp ảnh ngược sáng chuyên nghiệp như nhiếp ảnh gia
Để chụp ảnh chuyên nghiệp cần sở hữu rất nhiều kỹ thuật chụp ảnh khác nhau. Vì thế, nếu bạn chưa biết hãy làm quen ngay với các kỹ thuật chụp ảnh chuyên nghiệp mà BH ASIA - Nhà phân phối chính hãng đề cập ở trên. Khi nắm vững các kỹ thuật thì việc tạo nên những tấm ảnh tuyệt vời sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng,
chất
lượng, miễn phí tại
Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam
Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.
Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.