Top 3 Lens Góc Rộng Chất Lượng Và Đáng Mua Nhất 2023

27/11/2023 |

Một chiếc lens góc rộng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những bạn có sở thích chụp phong cảnh, đường phố, chụp ảnh nhóm, kiến trúc,...bởi chúng có tác dụng mở rộng khung hình, thu được nhiều hình ảnh hơn. Học cách kiểm soát bố cục khi sử dụng lens góc rộng cũng là một trong những yêu cầu cơ bản dành cho những bạn nào mới tham gia bộ môn nhiếp ảnh này. Trong bài viết sau đây, BH Asia xin giới thiệu cho các bạn Top 3 lens góc rộng tuyệt vời nhất trong tầm giá đến từ nhà Sigma

Top 3 lens góc rộng Sigma toàn diện, phù hợp cho mọi nhu cầu

Và sau đây mình xin phép giới thiệu cho mọi người 3 lens chụp góc rộng, tiêu cự thấp chuyên chụp ảnh phong cảnh đến từ nhà Sigma

1. Lens góc rộng Sigma 24mm/f1.4 DG DN

Đầu tiên, hãy cùng xem qua một chiếc lens góc rộng được mệnh danh là “Ống kính thiên văn sử dụng hằng ngày”, Sigma 24mm/f1.4 DG DN

Thông số kỹ thuật:

  • Tiêu cự: 24mm 
  • Khẩu độ: F/1.4 - 16
  • Ngàm ống kính: Ngàm Sony E/ Ngàm L
  • Khả năng chống rung: Không
  • Trọng lượng: 520g
  • Số lá khẩu: 11
  • Cảm biến: Full-frame

Đánh giá từ Youtuber Mitch Lally:

 

Sigma 24mm f/1.4 là một trong những lens góc rộng có ngoại hình nhỏ gọn, trọng lượng chỉ 520g và là một ống kính full-frame. Mặc dù sở hữu khẩu độ khá lớn là f1.4, nhưng so với người anh em là Sigma 24/1.4 DG HSM thì lens nhẹ hơn 30% và ngắn hơn 15%. Vậy nên nếu anh em nào thường xuyên di chuyển nhiều thì Sigma 24/1.4 DN DG sẽ là lựa chọn tốt cho tính linh hoạt và gọn nhẹ.

Là một chiếc lens góc rộng thuộc dòng Art từ nhà Sigma, nên chất lượng quang học là điều không phải bàn cãi. Cấu trúc quang học gồm 17 thấu kính xếp trong 14 nhóm, trong đó có 2 thấu kính FLD, 1 SLD và 4 thấu kính phi cầu. Giúp tạo ra những tấm hình có độ sắc nét rất cao và hạn chế hiện tượng cháy sáng, lệch màu khi chụp.

Sigma 24/1.4 DN DG được nhà sản xuất trang bị động cơ lấy nét tự động STM, mang đến khả năng lấy nét nhanh và cực kì êm ái, không hề gây ra tiếng ồn. Khẩu độ f1.4 với một chiếc lens góc rộng giúp xử lý các trường hợp ánh sáng yếu và tạo ra những bức hình độc đáo sáng tạo. 

Ống kính Sigma 24/ f1.4 DN DG sử dụng ngàm dành cho hệ máy Sony E-mount và Sony L-mount, ngoài ra cũng có thể được sử dụng với các mẫu máy APS-C. Có khả năng gắn thêm cả Filter trước và Filter sau, giúp linh hoạt xử lý những tình huống môi trường ánh sáng phức tạp. Và ống kính cũng được trang bị thêm khả năng chống bụi bẩn và tia nước, giữ cho máy được an toàn trong điều kiện môi trường xấu 

Mức giá tham khảo: 18.690.000đ

Cùng xem qua những bức hình được chụp bởi lens Sigma 24mm/ f1.4 Art:  Photographer: Benedict Brain 

Photographer: Benedict Brain

Photographer: Jim Koepnick 

Photographer: Jim Koepnick

2. Lens góc rộng Sigma 20mm/f1.4 DG DN

Đến với chiếc lens góc rộng tuyệt vời tiếp theo, lens Sigma 20/ f1.4 DG DN. Đây là một chiếc ống kính có tiêu cự siêu rộng 20mm kèm theo khẩu lớn f1.4 dành cho hệ máy mirrorless full-frame đầu tiên trên thế giới. 

Thông số chi tiết:

  • Tiêu cự: 20mm 
  • Khẩu độ: F/1.4 - 16
  • Ngàm ống kính: Ngàm Sony E/ Ngàm L
  • Trọng lượng: 630g
  • Khả năng chống rung: Không
  • Số lá khẩu: 11
  • Cảm biến: Full-frame

Đánh giá từ kênh Youtube Christopher Frost: 

Đặc điểm làm cho chiếc lens góc rộng này trở nên đặc biệt, là sự kết hợp giữa một tiêu cự siêu nhỏ với một khẩu độ lớn, khiến cho nó trở nên rất lý tưởng để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, ví dụ như chụp bầu trời vào ban đêm.

Ống kính Sigma 20mm/f1.4 DG DN có ngoại hình trung bình, nặng 630g. Không quá gọn như là chiếc Sigma 24/f1.4 ở trên nhưng vẫn tiện lợi trong việc cầm nắm và dễ dàng mang theo người.

Về khả năng chụp, lens cho ra chất lượng ảnh tuyệt vời khi sở hữu tới 17 thấu kính trong 15 nhóm, trong đó có 2 thấu kính SLD và 3 thấu kính phi cầu được phân bổ ở mặt trước, mặt sau và ở giữa thân lens góp phần giảm bớt hiện tượng ảnh bị bóp méo quá nhiều. So với người tiền nhiệm Sigma 20mm/f1.4 HSM thì rõ ràng có sự cải tiến khá nhiều từ ngoại hình đến công nghệ bên trong.

Với những công nghệ được trang bị, đây chắc chắn là một trợ thủ đắc lực dành cho các nhiếp ảnh gia đam mê với thể loại chụp Milky way, hay còn gọi là chụp ảnh thiên văn. Đây là một thể loại đòi hỏi các nhiếp ảnh gia phải có kỹ thuật cao, thiết bị chụp có khả năng lấy nét ổn định, khẩu độ rộng trong môi trường thiếu sáng. Và thật tuyệt vời là Sigma 20mm/f1.4 art có thể đáp ứng được mọi yêu cầu đó. Vì thế, Sigma 20mm/f1.4 DG DN là một trong những chiếc lens góc rộng đáng để bạn sở hữu ngay từ bây giờ.

Mức giá tham khảo: 20.990.000đ

Cùng xem qua những bức hình được chụp bởi lens Sigma 20mm/ f1.4

Photographer: Numazawa Shigemi 

Photographer: Numazawa Shigemi

Photographer: Tony Noel 

Photographer: Tony Noel

3. Lens góc rộng Sigma 16-28mm/f2.8 DG DN

Ta đã cùng tìm hiểu qua hai chiếc lens góc rộng rất tuyệt vời ở trển, và mẫu lens thứ ba sẽ là sự xuất hiện lần đầu tiên của một chiếc lens zoom - Sigma 16-28mm/f2.8 DG DN

Thông số kỹ thuật:

  • Tiêu cự: 16-28mm 
  • Khẩu độ: F/2.8 - 22
  • Ngàm ống kính: Ngàm Sony E/ Ngàm L
  • Trọng lượng: 450g
  • Khả năng chống rung: Không
  • Số lá khẩu: 9
  • Cảm biến: Full-frame

Đánh giá từ kênh Youtube Kiro Đinh: 

Sigma 16-28mm/f2.8 DG DN là một chiếc lens góc rộng thuộc dòng C. Khác với dòng Art được định hướng cao cấp hơn thì dòng C hướng đến một mức giá phải chăng, chú trọng thiết kế nhỏ gọn hiện đại nhưng vẫn thể hiện hiệu năng tuyệt vời trong tầm giá.

Ưu điểm lớn nhất của chiếc lens này là khả năng linh hoạt. Bạn có thể thấy ngoại hình của ống kính rất gọn gàng, lại là một chiếc lens zoom nữa, vậy nên nó có thể cân mọi thể loại từ phong cảnh, phóng sự, đường phố đến kiến trúc, nhà cửa.

Sự gọn nhẹ ấy không chỉ thể hiện ở ngoại hình bên ngoài, mà nó còn thể hiện qua tính năng zoom trong, tức là khi thay đổi tiêu cự sẽ không làm thay đổi độ dài của ống kính. Điều này có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm với những anh em chuyên chụp nhưng thực sự là một tính năng vô cùng tuyệt vời với những anh em quay phim, vì bạn sẽ không cần phải tốn công cân lại Gimbal trong quá trình thực hiện những shot quay có sự thay đổi tiêu cự.

Sigma 16-28mm/f2.8 sở hữu cấu tạo quang học được cải tiến mới nhất, giữ độ sắc nét vượt trội. Lens có 16 thấu kính xếp trong 11 nhóm, trong đó có 4 thấu kính phi cầu và 5 thấu kính FLD mang lại hình ảnh sắc nét độ phân giải cao, giảm thiểu hiện tượng quang sai, bóng mờ.

Khả năng lấy nét AF của lens cũng là điểm mà hãng làm rất tốt. Bạn có thể chụp hoạt quay những thước phim nhanh mà vẫn đảm bảo chủ thể không bị out nét. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn nên đưa chiếc lens góc rộng này vào sự lựa chọn tốt nhất.

Mức giá tham khảo: 21.490.000đ

Cùng xem qua những bức hình được chụp bởi lens góc rộng Sigma 16-28mm/ f2.8: 

Photographer: Chris Martin Scholl 

Photographer: Chris Martin Scholl

Photographer: Iwasaki Aya 

Photographer: Iwasaki Aya

Những tiêu chí khi chọn lens góc rộng

Cũng giống như khi chọn những chiếc lens chụp chân dung, thì lens góc rộng sẽ có những tiêu chí riêng nhằm đáp ứng nhu cầu chụp hoặc quay các shoot phong cảnh hay các góc rộng miêu tả tổng thể.

Lựa chọn tiêu cự phù hợp

Mắt người thường sẽ có tiêu cự khoảng 50mm, và thông thường những chiếc lens tiêu chuẩn cũng sẽ có tiêu cự khoảng như vậy. Một chiếc lens được xem là góc rộng thì phải đảm bảo tiêu cự từ 50mm trở xuống, lý tưởng nhất là trong khoảng từ 20-35mm, dưới mức đó được xem là lens góc siêu rộng. 

Sở dĩ cần phải có tiêu cự thấp như vậy là bởi vì chúng sẽ giúp thu được nhiều hình ảnh hơn. Tuy nhiên, một điều cần phải lưu ý là các góc sẽ bị bóp méo, và thông thường những tấm hình trông cũng “rộng hơn” so với thực tế (đó là lý do các nhiếp ảnh gia chuyên chụp không gian nhà cửa rất thích sử dụng lens góc rộng). Vậy nên, bạn chỉ có thể sử dụng lens góc rộng có tiêu cự thấp khi chụp ảnh phong cảnh hoặc ngoài trời, không nên sử dụng để chụp ảnh chân dung hay các góc chụp đặc tả. 

Không cần sử dụng lens có khẩu độ lớn

Bên cạnh tiêu cự phải thấp, thì bạn cũng không cần sở hữu một chiếc lens có khẩu lớn xóa phông mù mịt đâu. Điều quan trong khi chụp phong cảnh là bức hình trông phải thật chi tiết, sắc nét để dễ dàng xử lý hơn trong khâu hậu kỳ. 

Khẩu độ dành cho lens góc rộng thì bạn không cần phải quá lăn tăn, bởi chúng thường có thể thay đổi dễ dàng được từ f2.8 đến f22. Đây là một khoảng trong mức cho phép, giúp tấm hình của bạn sắc nét hơn và không bị quá cháy sáng.

Cân nhắc sử dụng giữa Lens Zoom và Lens Fix

Lens fix là loại lens có tiêu cự cố định không thay đổi, khi sử dụng buộc bạn phải di chuyển nếu như muốn thay đổi góc chụp hay phạm vi chụp. Còn lens zoom thì ngược lại, có ống kính zoom có thể thay đổi tiêu cự của nó, tiện lợi hơn so với lens fix. 

Tuy nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những người gắn bó lâu năm, họ đều ưa thích sử dụng lens fix hơn. Lens fix thường mang lại chất lượng tốt hơn so với lens zoom trong cùng một tầm giá, cấu tạo của nó gọn nhẹ hơn nên dễ dàng mang di chuyển hơn. Và đối với những buổi chụp, người nhiếp ảnh sẽ không phải tốn công setup lại các thông số (như là khẩu độ, ISO,..) vì tiêu cự là cố định mà chỉ di chuyển cơ thể để tạo ra những tấm ảnh đẹp.

Vậy nên, một chiếc lens zoom sẽ mang lại sự tiện lợi, còn một chiếc lens fix sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn trong cùng tầm giá. Mọi người có thể cân nhắc để lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Trong bài viết hôm nay, mình đã chia sẻ cho các bạn 3 chiếc lens góc rộng mà mình cho là toàn diện nhất đến từ nhà Sigma. Có cả lens fix là lens zoom, lens thuộc dòng Art cao cấp và lens thuộc dòng Contemporary dễ dàng tiếp cận mà vẫn giữ chất lượng tuyệt vời, để anh em có thể thoải mái lựa chọn tùy vào nhu cầu và mức ngân sách. BH Asia là nhà phân phối chính hãng các dòng ống kính Sigma tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu tham khảo và trải nghiệm thử các sản phẩm lens góc rộng Sigma trong bài viết, hãy liên hệ ngay đến hotline: 0773838275 hoặc inbox trực tiếp fanpage BH Asia.

Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng, chất lượng, miễn phí tại 

Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam

Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.

Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.