Nghệ Thuật Chụp Ảnh Tĩnh Vật Được Bật Mí Từ Chuyên Gia

16/12/2022 |

Điểm ấn tượng của chụp ảnh tĩnh vật chính là khả năng “thổi sức sống” cho những vật vô tri vô giác. Nguồn gốc của chụp ảnh tĩnh vật bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX, nổi bật trong thể loại này lúc bây giờ chính là nhiếp ảnh gia Adolf de Meyer. Ông được biết đến với cách tiếp cận nhiếp ảnh mang tính nghệ thuật cao, bằng việc sử dụng buồng tối kết hợp với việc điều chỉnh thông số của ống kính để tạo ra những bức ảnh trông giống như tranh vẽ, vốn là xu hướng vào thời điểm đó.

Có lẽ, điểm hấp dẫn của chụp ảnh tĩnh vật chính là việc sắp xếp các đối tượng như thế nào để đạt được tính nghệ thuật, thẩm mỹ và sáng tạo. Trong bài viết, Nhà phân phối
BH Asia sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết chụp ảnh tĩnh vật hiệu quả được bật mí từ các chuyên gia.

Kể chuyện theo cách của bạn

Không đơn giản chỉ là đặt vật thể lên bề mặt, trang trí xung quanh một cách vô tư rồi chụp ảnh. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của chụp ảnh tĩnh vật chính là kể chuyện. Nó thực sự là chìa khóa để tạo ra một tác phẩm tĩnh vật có sức sống.

Tất cả các yếu tố góp mặt trong khung hình, bao gồm các chi tiết chính phụ đều mang những câu chuyện của riêng nó. Chẳng hạn chủ thể chính trong bức ảnh là một tách trà, xung quanh là các chén trà. Bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ câu chuyện bằng cách thiết lập bối cảnh phù hợp để “thổi hồn” vào các đồ vật này. Đối với tách trà và chén trà chúng ta có thể xác định câu chuyện về sự hoài niệm, sự chiêm nghiệm hoặc sự kính trọng.

(Nguồn ảnh: TravelMag)
(Nguồn ảnh: TravelMag)

Giống như việc làm văn hay thơ, tác phẩm của bạn sẽ hay và lôi cuốn nếu người đọc hình dung ra được câu chuyện. Do vậy, hãy suy nghĩ và xác định câu chuyện đồ vật mà bạn sẽ kể và làm thế nào để người xem có thể hình dung ra được câu chuyện đó. Khi thực hiện được điều này, bạn sẽ tạo được một bức ảnh tĩnh vật tuyệt vời!

Bố cục

Trong nhiếp ảnh tĩnh vật, các chuyên gia chia sẻ rằng hãy cố gắng đạt được sự cân bằng và hài hòa trong bố cục. Nhắc đến bố cục thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến quy tắc một phần ba, và đúng như vậy, quy tắc một phần ba có thể áp dụng hiệu quả trong thể loại này. Nếu bạn chưa biết, quy tắc một phần ba được xác định bằng các giao điểm của những đường kẻ ngang dọc trong đường lưới của khung hình. 

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu và ứng dụng bố cục nâng cao như đường dẫn, hình học, quy tắc số lẻ… hãy thử các bố cục và cách sắp xếp khác nhau và chụp thử để xem cách sắp xếp nào trông ý nghĩa và đẹp mắt nhất. 
Chủ nghĩa tối giản là một phong cách tuyệt vời trong chụp ảnh tĩnh vật. Nó có thể hơi phức tạp vì có nhiều khoảng trống (không gian âm). Đồng nghĩa là bạn sẽ cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn chủ thể, hậu cảnh, thiết lập ánh sáng,..để tạo ra bức ảnh tĩnh vật thu hút thị giác của người xem.

Xem thêm:

Ánh sáng

Đối với ảnh tĩnh vật, ánh sáng là yếu tố quan trọng không kém cạnh bố cục. Bởi vì ánh sáng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tone, độ chói, độ bão hòa của màu thậm chí tác động đến mật độ cũng như kết cấu của chủ thể (dày hoặc mỏng).

Điểm thuận lợi hơn so với một số thể loại nhiếp ảnh khác là nhiếp ảnh tĩnh vật cho phép chúng ta sắp xếp bố cục và ánh sáng một cách tuỳ ý. Bạn có thể tận dụng nhiều nguồn sáng tự nhiên khác nhau hoặc trang bị các đèn chuyên dụng để kiểm soát ánh sáng một cách tốt hơn.

Nhiếp ảnh gia Hedgecoe cho rằng ánh sáng trực diện cho hiệu ứng làm phẳng hình dạng của chủ thể, trong khi đó ánh sáng từ bên cạnh mang lại nhiều các đặc điểm trên bề mặt. Ánh sáng gay gắt có thể làm mất màu sắc, ánh sáng vừa phải làm cho màu sắc trở nên phong phú hơn. Ngoài ra, việc sử dụng đèn flash tích hợp của máy ảnh là việc không nên làm, điều này khiến cho hình ảnh bị chói và không thực tế.

Nhiếp ảnh gia Michael Freeman khuyên rằng chúng ta có thể sử dụng các vật dụng có độ trong mờ hoặc phản chiếu để tạo hiệu ứng ánh sáng. Ông nhấn mạnh ánh sáng là quy tắc quan trọng trên hết và đừng làm nó trở nên nhàm chán.

Các yếu tố khác

Về góc máy, bạn hãy thử nhiều góc máy khác nhau và xem bố cục thay đổi gì ấn tượng hơn hay không? Để cho bức ảnh có chất lượng tốt nhất, hãy sử dụng chân máy (tripod), còn nếu bạn chỉ có thể cầm tay, hãy đảm bảo tốc độ màn trập đủ nhanh để tránh rung máy.

Về ống kính, hãy cân nhắc đến yếu tố độ dài tiêu cự, tốt nhất là nên trang bị ống kính một tiêu cự và các ống đa dụng để kết hợp một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn nên chọn chế độ lấy nét điểm thay vì lấy nét toàn khung. 

Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các bạn kiến tạo nên những tác phẩm chụp tĩnh vật chất lượng nhất. 

Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng, chất lượng, miễn phí tại 

Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam

Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.

Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.