Hướng dẫn chụp Milky Way chi tiết dành cho người mới bắt đầu

14/12/2022 |

Milky Way dịch ra tiếng việt là dải ngân hà, nó là một thiên hà chứa Hệ Mặt Trời, thoạt nghe có vẻ vĩ mô khi chụp một thứ gì đó ở ngoài không gian. Đối với NASA, để chụp những bức ảnh ngoài không gian vượt ra khỏi thiên hà, họ sử dụng các kính thiên văn khổng lồ để chụp ảnh không gian bằng việc thu nhận ánh sáng qua gương. 

Vậy chúng ta có thể trải nghiệm thể loại này tại trái đất không? Câu trả lời tất nhiên là Có! Mặc dù không thể theo dõi chi tiết lịch sử của không gian sâu thẳm như cách mà NASA đang thực hiện với kính thiên văn vũ trụ, chúng ta vẫn có thể ghi lại được sự vận động của Milky Way đơn sơ hơn với một chiếc máy ảnh, thậm chí là smartphone thông qua phương pháp chụp Phơi sáng!

Nhìn chung, thể loại này nghe có vẻ hoành tráng nhưng nó không khó chụp. Tuy nhiên, để tạo ra được bức ảnh ưng ý nhất cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ quan có thể nói là nó khá kén thời gian chụp hơn so với các thể loại khác. Nhưng đừng lo, bài viết này BH Asia sẽ hướng dẫn chụp milky way  sao cho dễ dàng và xịn xò nhất dành cho bạn!

(Nguồn ảnh: 500px Blog) 

(Nguồn ảnh: 500px Blog)

Thời gian

Khoảng thời gian tốt nhất để chụp Milky Way thường là từ tháng 2 đến tháng 7. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xác định thời gian, tùy thuộc vào vị trí của bạn và thời gian trong năm. Tốt nhất, bạn nên sử dụng ứng dụng như Photopills, SkySafari 6 Pro hoặc Stellarium để chọn thời điểm thích hợp nhất. 

Nếu bạn đang sống ở thành thị, việc xác định đâu là khu vực ít bị ô nhiễm ánh sáng cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Công cụ trực tuyến Light Population Map sẽ là trợ thủ đắc lực. Tốt nhất bạn cứ đến khu vực ngoại ô hoặc nông thôn để cho hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

Thiết bị và Thiết lập

Thiết bị cần có chỉ đơn giản là một chiếc body máy ảnh thậm chí có thể dùng smartphone, nhưng máy ảnh cho phép chỉnh thống số linh hoạt và hiệu suất hình ảnh vượt trội hơn. Về ống kính đi kèm, tốt nhất là bạn nên sử dụng ống kính góc rộng (tiêu cự ngắn) và khẩu độ cao  có kèm các tính năng hỗ trợ tốt cho dân chuyên chụp milky way như Sigma 24-70MM F2.8, Sigma 20/1.4 DG DN (A), Sigma 24/1.4 DG DN (A), Sigma 16-28/2.8 DG DN (C), Sigma 14-24/2.8 DG DN (A),... Cuối cùng là một chân máy (tripod) vững chãi để đảm bảo cho ra hình ảnh chất lượng nhất.

(Nguồn ảnh: NAG Numazawa Shigemi - BST Sigma Impression chụp bởi Sigma 20/1.4 DG DN (A)) 

(Nguồn ảnh: NAG Numazawa Shigemi - BST Sigma Impression chụp bởi Sigma 20/1.4 DG DN (A))

Về thiết bị đã xong, giờ đến thiết lập thông số chụp milky way. Đầu tiên, gắn máy ảnh lên chân máy và chuyển chế độ máy ảnh sang Manual (M) và chế độ lấy nét Manual Focus (MF), hướng máy để vị trí có Milky way đã được xác định từ trước và lấy nét đến khu vực phù hợp. Sau đó, hãy thử các thông số sau:

Khẩu độ: Thiết lập khẩu độ rộng nhất có thể (số f càng nhỏ, khẩu độ càng lớn).

Độ nhạy sáng (ISO): Tuỳ vào thiết bị của bạn, hãy thiết lập ISO ở mức cao nhất mà không làm nhiễu hình ảnh. 

Tốc độ màn trập: Hãy đảm bảo chân máy đủ chắc chắn và không có bất kỳ tác động nào đến máy ảnh trong lúc chụp, bạn có thể thiết lập tốc độ màn trập từ 10 – 30s.

Hậu kỳ hình ảnh

Tất nhiên, công việc phổ biến sau khi chụp ảnh xong là xử lý (hậu kỳ) hình ảnh. Ở thể loại này, bạn nên giảm vùng sáng và tăng các vùng tối để thấy nhiều hơn các ngôi sao và bụi vũ trụ, kết hợp với việc điều chỉnh Clarity, Dehaze và Cân bằng trắng để cho ra hình ảnh ấn tượng nhất nhé!

Bạn có thể tham gia Group Sigma Vietnam để học hỏi, giao lưu về các kỹ thuật chụp ảnh.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thể chinh phục dễ dàng thể loại chụp ảnh Milky Way. Nếu bạn có chia sẻ gì về thể loại này, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới nhé!
 

Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng, chất lượng, miễn phí tại 

Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam

Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.

Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.