Filter máy ảnh là gì? Các loại filter bạn cần phải biết

09/04/2023 |

Filter máy ảnh cơ bản là tấm kính lọc ánh sáng được gắn vào ống kính máy ảnh, dùng để lọc ánh sáng trước khi vào đi vào cảm biến. Chúng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như filter có thể tăng cường độ màu sắc, giảm phản xạ ánh sáng. Mặt khác, bộ lọc máy ảnh cũng có thể bảo vệ ống kính. Tùy thuộc vào công việc mà các nhiếp ảnh gia có thể sử dụng trong  trường hợp hiếm hoi hoặc là dùng bộ lọc máy ảnh hằng ngày. Nhưng có điều gì đặc biệt lại làm cho một tấm kính trở nên hữu ích đối với các nhà nhiếp ảnh? Tham khảo ngay bài viết của BH Asia để có câu trả lời nhé!

Filter máy ảnh là gì?

Filter được ví giống như chiếc kính râm dành cho ống kính máy ảnh, nó được gắn ở phần cuối của ống kính. Mục đích của bộ lọc ống kính - thay đổi ánh sáng đi qua ống kính truyền tới cảm biến. Khi nhiếp ảnh gia chụp trong môi trường có độ sáng mạnh, filter máy ảnh là một lựa chọn lý tưởng giúp làm giảm một phần ánh sáng đi vào ống kính và thậm chí tăng cường độ màu sắc.

Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, filter có thể làm hỏng ảnh của bạn. Ngoài vấn đề sử dụng bộ lọc nào, bạn cũng nên biết cách dùng nó trong những tình huống thích hợp. Bộ lọc ống kính máy ảnh rất đa dạng, cùng chúng mình tìm hiểu có các loại filter khác nhau nào.

Nguồn: Canva

Nguồn: Canva

Các loại Filter của ống kính

Filter ống kính máy ảnh đa dạng về kiểu dáng và hình dạng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn filter phù hợp.

Filter tròn

Filter tròn là loại kính lọc phổ biến nhất hiện nay, gắn trực tiếp trên ren bộ lọc ống kính. Chúng có nhiều độ dày khác nhau, một số ví dụ về bộ lọc ống kính tròn gồm bộ lọc UV/ Clear/ Haze, bộ lọc phân cực tròn, bộ lọc trung tính và cuối cùng là bộ lọc màu.

Nguồn: Sigma
Nguồn: Sigma

Filter hình vuông

Đây là một lựa chọn phổ biến của các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh. Giá đỡ bộ lọc được gắn trực tiếp trên ren bộ lọc ống kính và nó có thể giữ được nhiều bộ lọc cùng một lúc. Các kích thước phổ biến là 3x3 và 4x4. Chúng có thể xếp nhiều lớp chồng lên nhau trong một vài trường hợp nhất định, tuy nhiên điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hình ảnh.

Nguồn: Shutterstock
Nguồn: Shutterstock

Filter hình chữ nhật

Đây cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Nó được gắn tương tự như bộ lọc ống kính máy ảnh hình vuông. Tuy nhiên, chúng có khả năng thay đổi vị trí lên hoặc xuống để phù hợp với tình huống chụp. Kích thước phổ biến là 4x6, ngoài ra cũng có các kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn để cho bạn lựa chọn. 

Photo by Hoya
Photo by Hoya

Filter drop-in

Đây là bộ lọc thường được sử dụng bên trong dành riêng cho ống kính tele, do kích thước lớn của thành phần thấu kính phía trước. Ngoài ra, chỉ có các thấu kính rõ ràng và phân cực mới được sử dụng cho bộ lọc drop- in.  

Photo by @Kolari Vision
Photo by @Kolari Vision

Xem thêm:

Tổng quan về các loại filter máy ảnh

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại filter máy ảnh khác nhau để phù hợp với các môi trường sáng tạo khác nhau. Dưới đây là danh sách một số loại bộ lọc ống kính phổ biến nhất.

Các loại filter Kiểu chụp Mục đích
Bộ lọc UV/ Clear/ Haze Bất kỳ
  • Bảo vệ kính ống kính
  • Ngăn chặn tia UV
Bộ lọc phân cực Bất kỳ
  • Giảm phản xạ, tăng tương phản và màu sắc
  • Kiểm soát hiệu ứng phân cực
Bộ lọc trung tính (Neutral Density Filter) Chụp phong cảnh và đèn flash
  • Giảm tốc độ màn trập
  • Tạo mờ chuyển động, tránh phơi sáng quá mức
Hard-Edge Graduated Neutral Density (GND) Filter Chụp phong cảnh
  • Cân bằng độ phơi sáng và độ tương phản cao trong trường hợp đường chân trời bằng phẳng
  • GIảm lượng ánh sáng đi vào thấu kính
Soft-Edge Graduated Neutral Density (GND) Filter Chụp phong cảnh
  • Cân bằng độ phơi sáng và độ tương phản cao trong trường hợp đường chân trời không bằng phẳng.
  • Giúp chuyển đổi mượt mà hơn
Reverse Graduated Neutral Density (GND) Filter Chụp phong cảnh
  • Sử dụng khi chụp ngược chiều với mặt trời khi nó đang lặn gần đường chân trời
  • Giúp chuyển vùng mượt mà từ vùng tối sáng ít tối hơn từ vùng giữa đến mép trên
Bộ lọc màu/ nóng/ lạnh (Color/Warming/Cooling Filter) Bất kỳ
  • Hiệu chỉnh màu sắc giúp cân bằng sáng tốt hơn
  • Có thể chặn một loại màu và cho phép các màu khcs đi qua
Bộ lọc cận cảnh (Close-Up Filter) Chụp Macro
  • Cho phép lấy nét gần chủ thể hơn

Bộ lọc UV/ Clear/ Haze

Đây là loại bộ lọc được sử dụng để bảo vệ ống kính của bạn. Giúp ống kính máy ảnh tránh khỏi các tác nhân gây hại như tia UV, bụi bẩn và tránh gây trầy xước kính ống kính. Do việc thay thế bộ lọc dễ dàng hơn và giá trị của filter cũng rẻ hơn so với phần thấu kính.

Ngoài ra, chất liệu được sử dụng làm bộ lọc ống kính máy ảnh cũng sẽ tác động và làm ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Bạn nên lựa chọn các loại bộ lọc thủy tinh  chất lượng tốt và có phủ lớp đa kháng đặc biệt (MRC). Mặt khác, nếu bạn lựa chọn những filter chất lượng kém sẽ gây ra thêm những phản xạ ánh sáng không đáng có cho hình ảnh.

Photo by Hoya
Photo by Hoya

Bộ lọc phân cực

Bộ lọc ống kính phân cực sẽ làm tăng chiều sâu cho bức ảnh, do khả năng làm tăng độ bão hòa màu sắc và giảm sự phản xạ ánh sáng. Bộ lọc này phù hợp với hầu hết các thể loại nhiếp ảnh. Trong quá trình sử dụng bạn có thể dễ dàng xoay bộ lọc để nhận thấy sự thay đổi của hình ảnh thông qua kính ngắm, do bộ lọc phân cực được trang bị ngàm xoay.

Ngoài ra, bộ lọc CPL sẽ tự động điều chỉnh các sắc độ ánh sáng nổi bật, ví dụ như trong chụp ảnh phong cảnh, bộ lọc phân cực sẽ làm tối bầu trời và đồng thời loại bỏ ánh sáng chói hay như ánh sáng phản xạ trên thủy tinh hoặc mặt nước.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là khi sử dụng bộ lọc phân cực này với ống kính super tele, bởi chúng có thể sẽ làm khiến màu sắc của bầu trời trở nên không đồng đều.     

Nguồn: Petapixel
Nguồn: Petapixel  

Bộ lọc ND (Neutral Density Filter)

Việc sử dụng bộ lọc ND sẽ giúp giảm lượng ánh sáng có cường độ mạnh như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng từ đèn flash. Bộ lọc ND có hai loại hình tròn và hình chữ nhật. Tuy nhiên, xét về các khía cánh kích thước hay tính linh hoạt thì filter hình tròn có lợi thế hơn filter hình chữ nhật. Một số thể loại nhiếp ảnh bạn có thể sử dụng bộ lọc ND là phong cảnh, đường phố, chuyển động.   

Nguồn: Urth
Nguồn: Urth

Hard-Edge Graduated Neutral Density (GND) Filter

Điểm khác nhau giữa bộ lọc ND và bộ lọc GND chính là filter GND có sự chuyển đối theo chiều dọc từ khoảng sáng và tối giúp phơi sáng tốt hơn trong bối cảnh có ánh sáng mặt trời. Để giúp cho việc phân chia giữa phần bầu trời và tiền cảnh trong bức hình dễ dàng thay đổi nên đa phần các bộ lọc GND đều được thiết kế dưới dạng hình chữ nhật.

Do vậy, filter này cần phải sử dụng đến giá đỡ để bạn có thể xếp chồng nhiều bộ lọc lên nhau. Tuy nhiên chúng cũng có thể tạo ra thêm nhiều chi tiết đặc biệt trên bức ảnh, đặc biệt khi bạn sử dụng ống kính có độ dài tiêu cự dưới 35mm sẽ gây ra hiện tượng mờ viền ảnh.

Photo by Mariusz Kluzniak
Photo by Mariusz Kluzniak

Soft-Edge Graduated Neutral Density (GND) Filter

So với các bộ lọc GND cạnh cứng, các bộ lọc này được chia độ ở cạnh mềm chuyển dần từ tối sang trong, cho phép các nhiếp ảnh gia phong cảnh sử dụng bộ lọc máy ảnh này khi chụp đường chân trời không bằng phẳng. Khác hẳn so với các bộ lọc cạnh cứng khó đối phó với cảnh đồi núi và các cảnh khác gần đường chân trời, các bộ lọc cạnh mềm linh hoạt tốt hơn nhiều trong các cảnh chuyển đổi dần dần.   

Nguồn: Petapixel
Nguồn: Petapixel  

Reverse Graduated Neutral Density (GND) Filter

Bộ lọc có mật độ trung tính chia độ ngược GND rất thích hợp cho cảnh hoàng hôn, khi bạn chụp ngược chiều với mặt trời và khi nó ở gần đường chân trời. Bộ lọc này là một giải pháp thích hợp để cân bằng màu của cả bầu trời, mặt trời và cả tiền cảnh trong cùng một khung hình, từ đó giúp việc phơi sáng chính xác hơn. 

Photo by @MICHELLE MARIA
Photo by @MICHELLE MARIA

Bộ lọc màu/ nóng/ lạnh (Color/Warming/Cooling Filter)

Bộ lọc màu/ nóng/ lạnh thường dùng để thay đổi cân bằng trắng của máy ảnh. Có hai loại bộ lọc màu là hiệu chỉnh màu và trừ màu. Bộ lọc hiệu chỉnh màu được sử dụng để hấp thụ một màu trong khi để các màu khác đi qua, những bộ lọc này khá phổ biến cho chụp ảnh film và hiếm khi chúng được sử dụng trên máy ảnh kỹ thuật số.   

Nguồn: The phoblographer
Nguồn: The phoblographer

Bộ lọc cận cảnh (Close-Up Filter)

Bộ lọc cận cảnh chuyện được sử dụng khi chụp ảnh macro, do chúng có nhiều thấu kính hơn là bộ lọc. Chúng được gắn vào ống kính giống như bộ lọc ống kính máy ảnh. Bộ lọc cận cảnh là một phụ kiện rẻ tiền để chuyển đổi ống kính bình thường của bạn thành ống kính macro, tất nhiên là điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của hình ảnh. Để bức ảnh cận cảnh đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên sử ống kính macro thay thế.  

Nguồn: Digital Photography School
Nguồn: Digital Photography School

Bộ lọc hiệu ứng đặc biệt (Special Effects Filter)

Bộ lọc hiệu ứng đặc biệt này có thể tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị, tuy nhiên hầu hết trên các phần mềm hiện nay đều có thể dễ dàng tạo ra nên nó gần như không còn sử dụng nhiều. Các nhiếp ảnh gia cũng hiếm khi sử dụng bộ lọc hiệu ứng, bởi họ không thể thực hiện chỉnh sửa các hiệu ứng bất kỳ trong xử lý hậu kỳ; tuy nhiên các phần mềm sẽ giúp bạn thức hiện dễ dàng hơn.  

Nguồn: Petapixel
Nguồn: Petapixel

Nhưng các bộ lọc hiệu ứng lại đặc biệt phổ biến hơn trong quay video khi việc tạo hiệu ứng trên máy tính khó hơn, tốn thời gian và dung lượng.

Như bạn thấy đấy, filter máy ảnh không phải là một thấu kính đơn giản. Bộ lọc có nhiều loại khác nhau và tất cả đều đem lại các hiệu ứng khác nhau. Hơn nữa chất lượng thấu kính cũng có ảnh hưởng tới từng bộ lọc. Bài viết này đã giới thiệu cho bạn về filter máy ảnh là gì? và các loại filter bạn nên biết. Ngoài ra trên hệ thống cửa hàng BH Asia cũng có một số filter chất lượng của hãng Sigma và Manfrotto bạn có thể tham khảo
tại đây.

>>> Tham khảo ngay: Ống kính với khả năng lấy nét cực nhanh Sigma 18-50 f2.8 Sony

Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng, chất lượng, miễn phí tại 

Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam

Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.

Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.