Giỏ hàng

Phơi sáng là gì? Cách chụp phơi sáng đơn giản nên biết

Bạn là người có niềm đam mê với nhiếp ảnh, bạn tò mò và bị ấn tượng bởi những bức hình chụp ban đêm sao lại sắc nét và lung linh và không bị hạt cát không? Kỹ thuật chụp phơi sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của bức hình. Vậy, phơi sáng là gì? Cách chụp phơi sáng đơn giản nên biết sẽ được chia sẻ bởi BH Asia trong bài viết dưới đây.

Phơi sáng là gì?

Phơi sáng là gì? Phơi sáng là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh được nhiều là lượng ánh sáng nhận được khi một bức ảnh đang được chụp. Bức ảnh được tiếp xúc với nhiều ánh sáng, ảnh của bạn sẽ càng sáng và ngược lại lượng ánh sáng nhận được ít cũng đồng nghĩa với việc bức ảnh sẽ càng tối.

Phoi-sang-la-gi

Tuy nghe đơn giản nhưng phơi sáng lại đôi khi làm các nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng phải bối rối. Bởi đối với mọi cảnh chụp cần setup như tốc độ màn trập, khẩu độ và cả ISO đều góp phần quyết định ảnh có độ sáng thích hợp không. Ba yếu tố được nhắc đến trên còn có tên gọi là tam giác phơi sáng. Bạn cần phải hòa hợp được giữa ba yếu tố này thì bức ảnh của bạn sẽ từ độ nét đến độ sâu trường ảnh.

Các máy đều có chế độ điều chỉnh tự động (Auto), mặc dù vậy thì chỉ có thể sử dụng trong một vài môi trường nhất định. Tùy vào điều kiện chụp và muốn tạo hiệu ứng hấp dẫn mà bạn cần có những điều chỉnh tam giác phơi sáng thủ công.

Tam giác phơi sáng là gì?

Ba yếu tố giúp khi chụp giúp bạn kiểm soát lượng ánh sáng chiếu cảm biến hình ảnh, ba điều này kết hợp tạo thành tam giác phơi sáng:

tam-giac-phoi-sang-la-gi-1

  • Tốc độ cửa trập: Thời gian cửa trập mở, được biết như một thước đo thời gian. Ví dụ như 1/1000 có nghĩa là màn trập của bạn mở trong 1/1000 giây cũng như để phơi sáng lâu hơn. Là yếu tố quyết định khi chụp ảnh phơi sáng vì tốc độ mà trập dài thì lượng ánh sáng đi qua lớn và ngược lại tốc độ càng ngắn sẽ cho phép lượng ánh sáng đi qua càng ít.
  • Khẩu độ: Đây là độ mở lớn cho phép ánh sáng đi vào thể hiện thông qua ký hiệu f-stop (phản trực giác), do đó độ mở của khẩu độ càng lớn mà ánh sáng thu được càng nhiều. Để bức ảnh được phơi sáng đúng cách thì điều quan trọng phải chú ý đến khẩu độ. Khẩu độ càng lớn thì bức ảnh của bạn sẽ càng sáng.

Ví dụ f/1.4 tới f/2 cho phép bạn nhìn được trong tối. Trái lại, với khẩu độ nhỏ là f/16 bức ảnh thu được sẽ tối hơn. Thay đổi cài đặt tốc độ màn trập và khẩu độ , bạn có thể điều chỉnh được lượng ánh sáng giúp bức ảnh có độ phơi sáng phù hợp. Đây là lí do vì sao khẩu độ là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chụp ảnh phơi sáng.

  • ISO: Đây là yếu tố giúp làm sáng ảnh của bạn nhưng nó không phải là một phần của phơi sáng bởi ISO không làm ảnh hưởng tới lượng ánh sáng chiếu tới cảm biến máy ảnh. ISO giúp làm sáng ảnh sau khi cảm biến tiếp xúc với ánh sáng.  Tuy nhiên ISO càng cao thì độ nhiều hạt của bức ảnh càng trở nên nhiều hơn.

tam-giac-phoi-sang-la-gi-2

Nếu bạn đặt ISO ở mức cơ sở là 100 và chụp phơi sáng đúng cách thì sẽ thu lại bức ảnh chất lượng rất tốt và độ nhiễu hạt ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tùy vào tình hình thực tế để điều chỉnh ISO phù hợp, vì đôi khi bạn không thể nâng màn trập lâu hơn, ánh sáng quá yếu và bạn có thể bỏ lỡ một bức ảnh chụp phơi sáng đẹp nếu chỉ để ISO ở mức cơ sở.  

Một vài chế độ phơi sáng

Khi bạn đã nắm được khái niệm phơi sáng là gì, sau đây BH Asia sẽ giới thiệu đến bạn một vài chế độ phơi sáng cưc kì hữu dụng cho quá trình chụp ảnh phơi sáng của bạn.
  • Chế độ M (Manual): Chế độ điều chỉnh thủ công, bạn nắm trong tay quyền kiểm soát cả ba yếu tố: khẩu độ, tốc độ của màn trập và độ nhạy sáng trong chụp ảnh phơi sáng.
  • Chế độ P (Programed auto): Khi máy đã tính toán và chọn ra thông số chụp phơi sáng và nó cho phép bạn có quyền thay đổi các thông số này theo ý muốn.
  • Chế độ S hoặc Tv (Shutter priority): Chế độ ưu tiên màn trập, bạn được chọn tốc độ của màn trập và máy ảnh sẽ tính toán khẩu độ theo ISO khi chụp phơi sáng. Bạn có thể thay đổi mức ISO để kiểm soát khẩu độ một cách gián tiếp. Ưu tiên sử dụng chế độ này khi cần tránh việc rung máy do tay cầm, lúc này bạn thiết lập được tốc độ đủ nhanh để có thể bắt kịp các chuyển động mà không bị nhòe, mờ.
  • Chế độ A (Aperture priority): Chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn chọn khẩu độ và máy sẽ thiết lập chỉ số màn trập theo ISO, khi bạn thay đổi các mức ISO thì chỉ số màn trập cũng thay đổi. Chế độ này được sử dụng nhiều trong chụp phong cảnh, bạn thay đổi được khẩu độ trong chụp ảnh phơi sáng để kiểm soát độ sâu trường ảnh theo ý muốn.

Cách chụp phơi sáng đơn giản nên biết

Ngoài những kiến thức về phơi sáng là gì?, tam giác phơi sáng là gì?, một vài chế độ phơi sáng thì cách chụp phơi sáng là một phần không kém quan trọng mà BH Asia muốn mang đến cho bạn trong bài viết này. Dưới đây là một số cách sẽ giúp bạn chụp ảnh phơi sáng đẹp nhất trong mọi hoàn cảnh.

1. Chụp phong cảnh ban ngày

  • Sử dụng tripod (chân máy) để ảnh chụp không bị rung máy.
  • Chế độ ưu tiên khẩu độ, trong đó máy ảnh sẽ tự động cài đặt tốc độ màn trập và bạn chọn thủ công khẩu độ.
  • Khẩu độ điều chỉnh ở thông số  f/8, nhưng có thể dùng  f/11 hoặc f/16 nếu bạn cần độ sâu trường ảnh nhiều hơn.
  • ISO cơ sở
  • Khi chụp thì vừa điều chỉnh khẩu độ nếu cần thiết để có độ phơi sáng thích hợp.
  • Chú ý không nên làm cho các vùng sáng trên máy ảnh quá sáng để chụp phơi sáng dẫn đến bị cháy sáng, khi chỉnh ảnh các vùng tối có thể kéo sáng hơn nhưng các vùng quá sáng sẽ khó khăn để làm tối đi, có khi làm hỏng luôn cả bức ảnh.

cach-chup-anh-phoi-sang-don-gian-1

2. Chụp ảnh chân dung không flash

  • Bạn có thể dùng tay cầm máy để chụp hoặc sử dụng chân máy để chụp phơi sáng. 
  • Điều chỉnh chế độ ưu tiên khẩu độ (A).
  • Chọn khẩu độ mang lại cho bạn độ sâu trường ảnh ở f/2.8 hoặc f/1.4, phụ thuộc vào bạn muốn làm nổi bật chủ thể bức hình phơi sáng đến mức độ nào.
  • Xem tốc độ màn trập của bạn. Nếu bạn nhận thấy chuyển động bị mờ, tốc độ của bạn quá lâu và bạn cần điều chỉnh trở nên nhanh hơn khi chụp phơi sáng.
  • Giữ ISO của bạn ở mức thấp, nhưng đừng ngại nâng nó lên nếu khẩu độ và chỉ số màn trập của bạn không cho đủ ánh sáng. Trong môi trường ánh sáng yếu hơn, bạn có thể sẽ cần tăng ISO để màn trập được nhanh hơn.
  • Giống như chụp trong phong cảnh, bạn nên chú ý không để những vùng sáng trên bức ảnh bị quá sáng. Sử dụng bù phơi sáng âm nếu cần thiết trong khâu hậu kỳ.

cach-chup-anh-phoi-sang-don-gian-2

3. Thể thao và động vật hoang dã

  • Sử dụng chân máy hoặc dùng tay cầm máy khi chụp ảnh phơi sáng.
  • Sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ. Một số hướng dẫn phơi sáng sẽ đề nghị bạn sử dụng chế độ ưu tiên màn trập, rất tốt nếu bạn đang cố gắng tìm hiểu về chụp phơi sáng nhòe chuyển động, nhưng chế độ này thường điều chỉnh khẩu độ của bạn thành các giá trị lạ và chỉ nên sử dụng khi bạn chuyên nghiệp hơn.
  • Sử dụng khẩu độ lớn, chẳng hạn như f/2.8 hoặc f/4.
  • Xem xét tốc độ màn trập của bạn.Chụp phơi sáng phải nhanh chẳng hạn 1/500 hoặc 1/1000 giây, để bắt kịp các chuyển động nhanh khi chụp phơi sáng.
  • Nếu bạn đã chỉnh chỉ số màn trập lớn mà ảnh vẫn bị mờ thì bạn cần nâng mức ISO lên và hãy giảm tốc độ của màn trập lại, tuy ảnh có thể bị nhiễu hạt một chút nhưng vẫn tốt hơn là ảnh bị mờ.
  • Giống như hai trường hợp trên, không để những vùng sáng bị sáng quá.

cach-chup-anh-phoi-sang-don-gian-3

Giờ thì bạn đã biết phơi sáng là gì? Cách chụp phơi sáng đơn giản nên biết chưa nào. Hãy bắt đầu và chia sẻ cho BH Asia những bức hình chụp phơi sáng của bạn ngay thôi nào!

Bạn có thể trải nghiệm các lens Sigma for Sony góc rộng miễn phí và được tư vấn tận tình tại Showroom BH Asia - Nhà phân phối do Sigma ủy quyền tại Việt Nam

Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275

Mua hàng chính hãng và nhận các đặc quyền chính hãng tại:
Hệ thống đại lý BH Asia toàn quốc

Xem thêm:

Kết nối mạng xã hội

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 1

077 38 38 275

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 2

09 38 38 8103

HOTLINE HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0901 31 06 31

TRA CỨU VÀ KÍCH HOẠT BẢO HÀNH

Facebook Youtube Top
 
Chương trình Khuyến mãi
ƯU ĐÃI HÔM NAY