Những bức ảnh sẽ trở nên nghệ thuật hơn nếu bạn biết kết hợp các yếu tố khác nhau như đường nét, màu sắc, hình dạng, hình thái, tông màu, kết cấu và không gian để tạo nên kiệt tác nghệ thuật. Không chỉ dựa vào kỹ thuật mà bạn cần có sự tưởng tượng phong phú và dành thời gian cho việc nghiên cứu tìm hiểu chủ đề. Bài viết dưới đây của BH Asia sẽ chia sẻ cho bạn những yếu tố tạo nên sức hút cho nhiếp ảnh nghệ thuật mà ai cũng nên biết.
Đường nét
Đường nét là yếu tố cơ bản nhất trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Có các loại đường thẳng, đường cong, đường implied hay đường tâm lý. Các đường nét này có thể liền nhau, đứt nét hoặc ngắt quãng, bạn có thể chọn đặt chúng dọc hay ngang hoặc bất cứ ở đâu trong khung hình.
Nguồn: Pixabay
Các đường nét thẳng thường xuất hiện trong các thiết kế kiến trúc do con người tạo ra, những đường cong cũng có thể do con người tạo ra nhưng hầu hết chúng xuất hiện nhiều trong tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp các nét liền trong các khung cảnh, trái lại các đường ngắt quãng lại không phổ biến như vậy.
Một ví dụ đường implied là đường chân trời, bạn không biết chúng có đường nét như thế nào điều duy nhất bạn biết đó là đường ngăn cách giữa mặt đất và bầu trời. Những đường tâm lý gây khó hiểu nhưng đó là những đường được cảm nhận qua cái nhìn của đối tượng. Các đường nét trong chụp ảnh nghệ thuật đều truyền tải những ý nghĩa bên trong bức ảnh.
Nguồn: BHphotovideo
Hình dạng
Yếu tố thứ hai làm nên bức hình nghệ thuật là hình dạng, hình dạng là bề mặt có hai chiều ( chiều dài và chiều rộng) chúng được tạo nên từ các yếu tố nghệ thuật khác như từ các đường nét chẳng hạn.
Dưới đây là một bức hình chụp ảnh nghệ thuật sử dụng yếu tố đường tạo hình tròn, cách sắp đặt các hình dạng giúp ta hướng mắt ra xa tập trung vào phần không gian.
Nguồn: iSAW Company
Hay bạn có thể đưa mắt nhìn trong tự nhiên để tìm đã những điểm thú vị và nổi bật để thu hút sự chú ý và sử dụng các yếu tố nghệ thuật khác để tạo ra các hình dạng.
Hình thức
Hình thức là yếu tố nghệ thuật góp phần tạo nên cảm giác 3 chiều cho bức ảnh hai chiều. Một bức hình phẳng sẽ vô cùng tẻ nhạt bởi không có chiều sâu và thiếu yếu tố hình thức.
- Chụp chân dung: Về cơ bản, ánh sáng có thể gây cảm cảm giác cứng nhắc với bóng sắc nét và nó sẽ mềm hơn với ánh sáng nhẹ nhàng. Tránh chọn chụp chân dung vào lúc ánh sáng mạnh, nên lựa chọn thời điểm thích hợp có nguồn sáng nhẹ hơn như sáng sớm hoặc xế chiều.
- Chụp phong cảnh: Tương tự với chụp ảnh chân dung, chụp phong cảnh cũng bị ảnh hưởng bởi cùng một chất lượng hình thức, tùy thuộc vào vị trí mặt trời.
Màu sắc
Màu sắc là một yếu tố cơ bản để làm tăng độ tương phản và khác biệt trong chụp ảnh nghệ thuật. Từ các màu cơ bản gồm đỏ, xanh dương và vàng; trộn vào nhau tùy vào cấp độ bạn có thể tạo ra bảng màu với đầy đủ màu sắc với các sắc độ khác nhau.
- Màu bổ sung: Các màu ở vị trí đối diện nhau trên vòng tròn màu bổ sung và phối hợp nhau không chỉ khiến chúng trở nên đẹp hơn mà còn tạo ra độ tương phản tuyệt vời và làm nổi bật cho nhau. Ngoài ra, những màu ở vị trí cạnh nhau cũng tạo nên hiệu ứng nghệ thuật đẹp mắt.
- Cường độ màu: từ độ sáng hoặc độ bão hòa làm tăng sự thu hút và hấp dẫn với người xem.
- Sắc độ và sắc thái: trong nghệ thuật chụp ảnh việc sử dụng các sắc độ và sắc thái của màu sắc là một ý tưởng hay ho để tạo ra một bức ảnh thú vị với ít màu sắc và đơn giản. Sắc thái là phiên bản nhẹ hơn và tối hơn của màu sắc.
Photo by @sharon-wahrmund
Tông màu
Một trong những yếu tố quan trọng với nghệ thuật nhiếp ảnh đen trắng đó là tông màu. Tông màu là vùng sáng và tối khác nhau trong cùng một bức ảnh. Chụp ảnh nghệ thuật có độ tương phản cao hơn đồng nghĩa với màu được nâng lên nhiều tông màu hơn, nghệ thuật chụp ảnh màu cũng có tông màu nhưng có thêm yếu tố màu sắc. Tông màu có thể được sử dụng để làm cho đối tượng của bạn nổi bật nhờ độ tương phản.
Photo by @felix_mittermeier
Kết cấu
Kết cấu là yếu tố thứ sáu trong bảy yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh. Giống như các yếu tố khác, kết cấu cũng được sử dụng để thu hút sự chú ý của người xem.
- Chụp ảnh macro: kết cấu của nghệ thuật chụp ảnh macro gây sự tò mò và thích thú. Chụp ảnh macro sẽ cho bạn thấy những kết cấu vô cùng nhỏ của đối tượng mà bạn khó nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Chụp ảnh chân dung: sử dụng kết cấu trong nghệ thuật nhiếp ảnh chân dung tạo ra những bức ảnh thú vị. Nếu sử dụng ống kính tiêu cự dài cùng với khẩu độ lớn sẽ tạo ra được hiệu ứng mờ ở phần hậu cảnh, bạn có thể dễ dàng tạo ra kết cấu tương phản của đối tượng nhờ sự khác biệt về độ sắc nét.
- Chụp ảnh phong cảnh: việc sử dụng kết cấu đúng khu vực của chụp ảnh phong cảnh có thể thu hút ánh nhìn của người xem vào khu vực bạn mong muốn.
Photo by @ruandom-zhong
>>> Xem thêm: Lens Fujifilm chính hãng, giá tốt nhất 2023
Không gian
Không gian là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới nhiếp ảnh nghệ thuật vì nó mang lại chiều sâu cho hình ảnh. Chụp ảnh phong cảnh là một cách tuyệt vời để chứng minh việc sử dụng không gian để tạo chiều sâu cho bức hình nghệ thuật. Dưới đây là một ví dụ cho hình ảnh thiếu chiều sâu. Mặc dù vẫn có hậu cảnh, trung cảnh và tiền cảnh nhưng chúng không được xác định rõ ràng.
Photo by @marosmarkovic
Bài viết trên đây của BH Asia chia sẻ tới bạn 7 yếu tố tạo nên nhiếp ảnh nghệ thuật là: đường nét, kết cấu, màu sắc, tông màu, hinh thức, hình dạng, và không gian. Khi bạn sử dụng những yếu tố này vào chụp ảnh bạn thực thực sự có thể biến bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật. Bạn có thể kết hợp một số hoặc tất cả các yếu tố này sẽ tạo nên nhiếp ảnh nghệ thuật thu hút.
Xem thêm:
Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng,
chất
lượng, miễn phí tại
Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam
Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.
Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.