Một bức hình mờ hay rõ hay không phụ thuộc vào độ sắc nét. Điều chỉnh độ sắc nét tốt sẽ giúp bức ảnh đạt hiệu quả tốt. Vậy độ sắc nét là gì? Làm sao để có được độ sắc nét tốt? Có những cách lấy nét máy ảnh nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Độ sắc nét là gì?
Độ sắc nét là các cấp độ chi tiết có thể đạt được trong một bức ảnh. Một bức ảnh đủ sắc nét khi có thể nhìn thấy các chi tiết nhỏ nhất.
Hai yếu tố độ phân giải và độ sắc nét kết hợp lại tạo nên cảm quan về độ sắc nét của một bức ảnh. Một bức ảnh có độ sắc nét tốt thì phải đạt được độ phân giải cao và độ sắc cao.
2. Nguyên nhân ảnh không sắc nét:
Ảnh không sắc nét hay còn gọi là out nét, là ảnh mà đối tượng chính trong ảnh bị mờ do nằm ngoài vùng nét.
Một số nguyên nhân làm ảnh không sắc nét như:
- Cách lấy nét máy ảnh không đúng: Ở chế độ auto, ảnh bị out nét thường do máy nhận diện sai chủ thể, nguyên nhân có thể là do bạn đặt sai vị trí máy ảnh. Ở chế độ thủ công, có thể do bạn chọn đối tượng lấy nét không đúng, do đó ảnh bị mờ.
- Máy ảnh bị rung: Một trong các nguyên nhân phổ biến khiến ảnh không sắc nét là do máy ảnh bị rung, không cố định, khiến máy không tự lấy nét được hoặc đã lấy nét nhưng vì rung nên không đúng vị trí ban đầu.
- Chủ thể được chụp chuyển động: Cũng giống như máy ảnh bị rung, việc chủ thể chuyển động liên tục khiến máy ảnh không thể tự xác định được vị trí, và người chụp cũng khó bắt được khoảnh khắc.
- Điều chỉnh tốc độ màn trập chậm: Màn trập giúp điều tiết ánh sáng đến bộ cảm biến do đó, nếu tốc độ màn trập chậm sẽ rất dễ khiến ảnh bị out nét.
- Ngoài ra, thiết bị chụp ảnh cũng rất quan trọng, nếu thân máy hoặc lens bị lệch focus hoặc lens ở khẩu lớn nhất cũng rất khó khăn trong việc lấy nét.
3. Cách lấy nét máy ảnh:
3.1. Cách lấy nét máy ảnh bằng chế độ tự động và thủ công:
Ở chế độ này, người chụp chỉ cần chọn bố cục, lấy nét, sau đó, máy sẽ tự động điều chỉnh mọi thông số liên quan để có được bức ảnh hoàn chỉnh nhất. Cơ chế hoạt động của chế độ này là máy ảnh sẽ dựa vào chùm ánh sáng màu đỏ để xác định khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng, từ đó hướng ống kính điều chỉnh tiêu điểm.
Khi lấy nét bằng cách này, bạn có thể sử dụng trong môi trường thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, nó sẽ không có đạt độ nét tốt khi áp dụng cho các đối tượng chuyển động.
Với chế độ thủ công, bạn có thể xác định vị trí chủ thể và để lấy nét theo mong muốn của bản thân. Cơ chế của hoạt động này là nó lấy nét theo pha hoặc lấy nét tương phản hoặc kết hợp cả hai.
3.2. Lựa chọn ống kính:
Mỗi loại ống kính sẽ có thông số khác nhau, do vậy, khả năng lấy nét cũng khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh, ánh sáng mà bạn chọn ống kính cho phù hợp.
Một trong những ứng cử viên phù hợp cho cách lấy tự động là ống kính sigma, loại ống kính này có khả năng lấy nét nâng cao, nhanh, chính xác, yên tĩnh, giúp bạn có một bức ảnh hoàn chỉnh.
3.3. Cố định máy ảnh tốt:
Như đã đề cập ở trên, cách lấy nét máy ảnh không đúng có thể do máy bị lắc lư, không cố định, khiến máy ảnh xác định sai tiêu điểm, dẫn đến ảnh bị mờ. Do đó, bất cứ thiết bị nào cũng yêu cầu không được rung tay khi chụp ảnh.
Trong một số trường hợp, để khắc phục tình trạng này bạn nên chân máy ảnh hoặc các thiết bị hỗ trợ giữ vững máy ảnh. Bạn có thể tham khảo thêm chân máy ảnh manfrotto, hỗ trợ chụp ở mọi góc độ bởi trục trung tâm và có thể xoay ngang, cực kỳ linh hoạt.
3.4. Cách lấy nét máy ảnh bằng cách làm chủ tốc độ màn trập:
Tốc độ màn trập có tác dụng tạo hiệu ứng mờ hoặc đóng băng di chuyển, ảnh hưởng đến độ sắc nét của tấm hình. Tốc độ màn trập gồm:
- Tốc độ màn trập nhanh: tạo hiệu ứng đóng băng chuyển động, khi sử dụng để chụp các đối tượng nhanh, ảnh vẫn rõ nét và chân thực.
- Tốc độ màn trập chậm: thường được ứng dụng để chụp các đối tượng trong môi trường tối
- Tốc độ màn trập dài: được sử dụng để chụp trong điều kiện thiếu sáng. Chụp với tốc độ màn trập dài thường tạo được hiệu ứng chuyển động mờ, mang lại cảm giác chuyển động cho bức ảnh.
3.5. Điều chỉnh khẩu độ:
Khẩu độ hay còn gọi là độ mở của ống kính máy ảnh, được cấu tạo bởi nhiều lá chồng lên nhau, kiểm soát chất lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh (thuật ngữ mô tả vùng rõ nét một bức ảnh), tất cả đối tượng đều được rõ nét. Khẩu độ càng lớn thì bức ảnh sẽ được phân rõ giữa tiền cảnh và hậu cảnh, hậu cảnh sẽ mờ đi, làm nổi bật tiền cảnh.
3.6. Vệ sinh máy ảnh:
Ngoài những cách lấy nét máy ảnh trên, bạn cũng nên thường xuyên lau chùi máy ảnh, ống kính bị bám nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bức hình. Việc vệ sinh không chỉnh giúp có bức hình đẹp mà còn giữ cho thiết bị của bạn sạch sẽ, đẹp và tăng tuổi thọ.
Hy vọng với chủ đề cách lấy nét máy ảnh trên, kỹ năng chụp hình của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Bạn hãy khám phá ngay những ưu đãi cực sốc tại BH Asia - Nhà phân phối chính hãng (trước đây là Shriro Vietnam) ngay hôm nay để không bỏ lỡ “sản phẩm nhiếp ảnh chất lượng giá tốt” nhé:
1. Xem thêm: Khuyến mãi giá sốc
2. Xem thêm: Sản phẩm Nhiếp ảnh mới nổi bật
3. Xem thêm: Top Ống kính Sigma "ngon-bổ-rẻ"
Bạn có thể trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm và phụ kiện nhiếp ảnh chính hãng,
chất
lượng, miễn phí tại
Showroom BH Asia - Nhà phân phối độc quyền Sigma tại Việt Nam
Địa chỉ: 23-25 Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, HCM.
Hotline tư vấn miễn phí: 077 38 38 275 - 09 38 38 8103.