Giỏ hàng

Khẩu độ là gì? Khẩu độ có ý nghĩa như thế nào khi chụp ảnh

Nếu bạn là người đam mê chụp ảnh, muốn tìm hiểu thật kỹ liên quan về nhiếp ảnh vậy không thể bỏ qua khẩu độ. Khẩu độ là một trong 3 tam giác vàng (gồm khẩu độ, tốc độ, ISO) đóng vai trò rất quan trọng để có được bức ảnh đẹp. Vậy khẩu độ là gì? Trong nhiếp ảnh khẩu độ có ý nghĩa như thế nào? Cùng BH Asia đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khẩu độ là gì?

Khẩu độ là gì? Hiểu một cách đơn giản thì khẩu độ là độ mở của ống kính máy ảnh để cho ánh sáng đi qua và vào bên trong máy ảnh. Nó giúp điều tiết lượng ánh sáng khi đi đến cảm biến hình ảnh. 

Khẩu độ của ống kính tỷ lệ thuận với lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được. Hay hiểu một cách đơn giản, khẩu độ của ống kính máy ảnh càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào phần cảm biến càng nhiều. Khẩu độ được tăng giảm, điều chỉnh thông qua hoạt động đóng mở của các lá khẩu.

khau-do-la-gi-1

Khẩu độ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với máy ảnh

2. Ý nghĩa của khẩu độ trong nhiếp ảnh?

Trong nhiếp ảnh, khẩu độ đóng một ý nghĩa rất quan trọng. Vậy những ý nghĩa cụ thể của khẩu độ là gì?

2.1. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh 

Độ sâu trường ảnh chịu tác động từ khẩu độ như thế nào? Như chúng ta đã biết, độ sâu trường ảnh là chất lượng của hình ảnh sắc nét, rõ ràng từ trước ra sau. Trong một số trường hợp, hình ảnh có độ sâu trường ảnh nông thì phần hậu cảnh sẽ không được xuất hiện. Ngược lại, một số bức ảnh có trường ảnh sâu thì cả phần ảnh hiển thị trước hay sau đều rất rõ ràng, cụ thể, sắc nét.

Trường ảnh nông xảy ra trong trường hợp khẩu độ lớn, vùng lấy nét nhỏ và ngược lại. Khẩu độ ống kính nhỏ, vùng lấy nét được mở rộng sẽ tạo ra những bức ảnh nét từ tiền đến hậu cảnh. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, nếu chụp ảnh với trường độ sâu hay chú ý trong việc điều chỉnh khẩu độ. Việc làm này sẽ hạn chế tình trạng nhiễu xạ ống kính, làm cho bức ảnh bị nhòe, mờ,…

khau-do-la-gi-2

2.2. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ phơi sáng 

Một ý nghĩa nữa của khẩu độ ống kính trong nhiếp ảnh chính là ảnh hưởng trực tiếp đến độ phơi sáng. Khi kích thước của khẩu độ thay đổi nó sẽ khiến cho lượng ánh sáng đi qua cảm biến máy ảnh thay đổi. Khẩu độ nhỏ, lượng ánh sáng vào ít, tinh chỉnh tốc độ và ISO phù hợp, sẽ tạo ra những hiệu ứng hay bức ảnh phơi sáng độc đáo.

3. Đơn vị đo khẩu độ

Đơn vị đo khẩu độ là gì? Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, người ta sử dụng thang đo F-STOP để đo kích thước khẩu độ của máy ảnh. Khi tìm hiểu về máy ảnh, trên thân máy bạn sẽ nhìn thấy ký hiệu đơn vị đo khẩu độ được hiển thị dưới dạng "f/số" như f/4,f/2,... Trong đó, ký hiệu “f” là mức độ rộng hoặc hẹp của khẩu độ. 

4. Khẩu độ lớn so với khẩu độ nhỏ

Trong khẩu độ người ta lại tiếp tục chia thành khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ. Hai khái niệm này khiến cho những người mới tập thành tìm hiểu về nhiếp ảnh có thể cảm thấy khó hiểu. Nhưng thực chất, kí hiệu số nhỏ sẽ tượng trưng cho khẩu độ lớn và ngược lại (Ví dụ F1.2 có khẩu độ lớn hơn F2). Hiểu được đơn giản như vậy bạn sẽ biết điều chỉnh khẩu độ như thế nào cho thích hợp.

5. Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

Khẩu độ là gì? Khẩu độ tối đa và tối thiểu khác nhau như thế nào? Khẩu độ của mỗi một ống kính máy ảnh đều có giới hạn về mức độ tối đa và tối thiểu của khẩu độ. Trong khi khẩu độ tối đa cho biết mức độ máy ảnh có thể thu được lượng ánh sáng là bao nhiêu? Khẩu độ tối đa có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bức ảnh chụp.

Chúng ta thường thấy, trên ống kính máy ảnh có ghi f/1.4 hoặc f/1.8 là khẩu độ tối đa của ống kính. Bởi khẩu độ này có thể cho lượng ánh sáng nhiều hơn là một ống kính mà khẩu độ tối đa là f/4.0. Khẩu độ tối thiểu không được chú ý nhiều bởi hầu hết các dòng ống kính của máy ảnh hiện đại ngày này đều được trang bị khẩu độ tối thiểu ở mức f/16 hoặc f22.

6. Cách cài đặt khẩu độ máy ảnh

Khẩu độ là gì? Cài đặt khẩu độ máy ảnh có khó không? Dưới đây là hai cách cài đặt khẩu độ máy ảnh bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Chọn chế độ ưu tiên khẩu độ. Lúc này khẩu độ sẽ tùy chỉnh và máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập chi thích hợp.

Cách 2: chọn chế độ thủ công. Lúc này người dùng sẽ tự động điều chỉnh cả khẩu độ và tốc độ màn trập theo ý muốn của mình.

Bạn cần lưu ý rằng, với cả hai cách điều chỉnh khẩu độ như trên, để có được bức ảnh đẹp thì bạn cần điều chỉnh ISO sao cho hài hòa nhất giữa 3 yếu tố là tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO trong cùng một bức ảnh.

khau-do-la-gi-3

Cài đặt khẩu độ trên máy ảnh

Xem thêm: Top những lens fuji chất lượng nhất năm 2022

7.  Cách chọn khẩu độ phù hợp là gì?

Chọn khẩu độ ống kính máy ảnh như thế nào cho thích hợp? Khẩu độ quyết định đến chất lượng ảnh. Khi bạn muốn tìm khẩu độ cho máy ảnh thích hợp có nghĩa là bạn phải hiểu được mình đang dùng máy ảnh để làm gì? Tài chính của bạn là bao nhiêu. Bởi hiện nay, trên thị trường khẩu độ khá đa dạng. Có loại khẩu độ cố định và khẩu độ động. Trong đó những người mới tập chụp ảnh thường được khuyên dùng khẩu độ cố định như f/2.8, f/2, f/1.8. Bởi dòng khẩu độ này có thể chụp ảnh được trong điều kiện ánh sáng yếu, khi chụp ảnh chân dung thì nó có khả năng xóa phông chuyên nghiệp.

Nếu bạn muốn có được những bức ảnh lý tưởng khi chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc thì hãy chọn những ống kính góc rộng có khẩu độ nhỏ như f/3.5, f/4,...

Xem thêm: Siêu góc rộng Sigma 16-28/2.8 DG DN vừa ra mắt

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp cho bạn hiểu được khẩu độ là gì? Vai trò của khẩu độ trong nhiếp ảnh là gì? Từ đó chọn được cho mình ống kính máy ảnh với  khẩu độ thích hợp. Chúc bạn có được những bức ảnh ưng ý nhất.

Kết nối mạng xã hội

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 1

077 38 38 275

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 2

09 38 38 8103

HOTLINE HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0901 31 06 31

TRA CỨU VÀ KÍCH HOẠT BẢO HÀNH

Facebook Youtube Top
 
Chương trình Khuyến mãi
ƯU ĐÃI HÔM NAY