Giỏ hàng

Dynamic range là gì? Cách cải thiện dynamic range hiệu quả

Dynamic range hay còn gọi là dải tần nhạy sáng, đây là một tính năng quan trọng mà bạn nên lưu ý khi mua máy ảnh. Có thể bạn đã gặp phải dải tần nhạy sáng nếu như hình ảnh của bạn bị mất một vài chi tiết trên bầu trời và tiền cảnh tối hơn. Tham khảo bài viết của BH Asia dưới đây để hiểu được dynamic range là gì? Và cách cải thiện dynamic range để có những bức hình như mong muốn.

Dynamic Range là gì?

Về cơ bản, dải tần nhạy sáng hay dải động mô tả tỷ lệ giữa vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh. Máy ảnh kỹ thuật số mặc định vùng sáng nhất là vùng màu trắng và ngược lại vùng tối nhất là vùng màu đen. Đơn bị đo dải tần nhạy sáng là f-stop (Zone hoặc EV).

Tỷ lệ chênh lệch càng cao bạn có thể chụp được nhiều ảnh có độ tương phản hoàn hảo giữa vùng sáng và vùng tối. Dynamic Range (DR) được phát huy tốt nhất khi chụp cảnh hoàng hôn và bình minh bởi khi đó có bầu trời sáng và tiền cảnh tối.

Bên cạnh đó, nếu bạn chọn một ngày nắng đẹp để chụp Dynamic Range, khả năng cao là phần bầu trời trong bức hình của bạn sẽ bị mất đi một vài chi tiết, có thể là vùng sáng hoặc vùng tối, thậm chí có thể ở cả hai vùng. Có thể là do nó đã vượt quá phạm vi dải tần trên máy ảnh của bạn.

khai-niem-dynamic-range-la-gi
Nguồn: Jmpeltier

Một vài điều cơ bản về Dynamic Range

Trên thực tế, dải động được chia ra làm hai loại là dải động của đối tượng và dải động của máy ảnh.

Dải động của đối tượng là thước đo phạm vi cường độ ánh sáng từ vùng tối tới vùng sáng. Trong điều kiện ánh sáng yếu, dải động có phạm vi cường độ sáng khá nhỏ. Trái lại, vào một ngày trời nắng, phạm vi đó được tăng cao và thường vượt quá phạm vi của máy ảnh.

mot-vai-dieu-co-ban-ve-dynamic-range
Nguồn: Petapixel

Tùy vào máy ảnh và cảm biến, phạm vi dải động có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Miễn là phạm vi dải động của đối tượng không vượt quá phạm vi dải động của máy ảnh, bạn sẽ có những bức hình phơi sáng hoàn hảo.

Tuy nhiên nếu dải động của đối tượng vượt quá dải động của máy ảnh, bạn có thể dựa vào biểu đồ histogram để biết liệu phạm vi dải  động của đối tượng có vượt quá phạm vi dải động của máy ảnh hay không.

mot-vai-dieu-co-ban-ve-dynamic-range-1
Nguồn: Film versus Digital

Dải động cao và dải động thấp (HDR and LDR)

Để dễ hình dung  phạm vi dải động, bạn có thể nhìn vào những khung cảnh có độ tương phản cao (HDR). Ví dụ, trong khu rừng vào một ngày nắng chói là một địa điểm tuyệt vời để bạn có thể khám phá phạm vi dải động và chụp ảnh có độ tương phản cao.

Chụp ảnh trong rừng cũng là một thử thách khó nhằn với các nhiếp ảnh gia vì tán cây tạo ra bóng sâu ở một số vị trí. Ngoài ra, những tia nắng xuyên qua ngọn cây tạo thành những điểm sáng chói trong khu rừng. Các vùng tối sâu kết hợp với các vùng sáng nổi bật là điều kiện để tạo ra dải động cao.

dai-dong-cao-va-dai-dong-thap-trong-dynamic-range
Nguồn: Pexels

Độ tương phản cao thường gây khó khăn với nhiều nhiếp ảnh gia vì phạm vi dải động của cảnh vượt quá phạm vi dải động của máy ảnh. Những bức hình có độ tương phản cao thường sẽ có một số vùng bị thiếu sáng hoặc thừa sáng.  

Hướng dẫn đọc biểu đồ histogram

Bạn có thể hiểu đơn giản biểu đồ nhạy sáng là biểu đồ hiển thị phạm vi độ sáng của đối tượng,  từ vùng tối đến vùng sáng lần lượt từ bên trái qua bên phải. Ngoài ra chiều rộng của biểu đồ histogram thể hiện phạm vi biến động của cảm biến hình ảnh. Tiêu chuẩn của một bức hình phơi sáng hoàn hảo là vùng hiển thị vừa vặn nằm bên trong của biểu đồ, thì tức phạm vị dải động của đối tượng nằm bên trong máy ảnh của bạn. Ngược lại, nếu biểu đồ bị cắt bớt ở một trong hai đầu thì phạm vi dao đạo của đối tượng đã vượt quá, bạn cần thay đổi độ phơi sáng.

cach-doc-bieu-do-dynamic-range
Nguồn: Petapixel

Cách cải thiện Dynamic Range hiệu quả

Sử dụng chế độ ảnh HDR

Sử dụng chế độ chụp HDR có thể giúp bạn đạt được dải động cao, kỹ thuật này đòi hỏi việc chụp nhiều ảnh ở các độ phơi sáng khác nhau. Khi chụp ảnh HDR sẽ cho ra dải tần nhạy sáng rộng hơn nhiều so với một bức ảnh được phơi sáng thông thường.

Bạn sẽ chụp một ảnh thừa sáng, một ảnh phơi sáng đúng cách và một ảnh thiếu sáng. Sau đó, bạn có thể kết hợp các hình ảnh này với nhau. Những vùng sáng sẽ được lấy từ hình ảnh thiếu sáng và vùng tối sẽ lấy từ hình ảnh phơi sáng quá mức. Kết quả mang đến cho bạn là hình ảnh có phạm vi dải động cao.

cach-cai-thien-danymic-range-1
Photo by Skarabeusz

Tránh chụp trực tiếp mặt trời

Nếu bạn đang muốn đạt được dải động cao, bạn cần tránh chụp tiếp mặt trời; do nó có độ sáng rất cao. Để có thể phơi sáng đúng cách, bạn cần phơi sáng thật nhanh; tuy nhiên điều này không tránh khỏi các đối tượng khác bị quá tối. Mặt khác, bạn phơi sáng cho các đối tượng trong khung cảnh nhưng khi đó mặt trời sẽ bị phơi sáng quá mức cùng với đó là việc mất chi tiết.

cach-cai-thien-danymic-range-2
Nguồn: Street bounty

Kỹ thuật phơi sáng bên phải

Expose to the right - kỹ thuật phơi sáng bên phải được nhiều nhiếp ảnh sử dụng. Kỹ thuật này liên quan đến sử dụng biểu đồ histogram, bạn cần phải cách đọc biểu đồ trước khi sử dụng kỹ thuật này. Phơi sáng bên phải có nghĩa là bạn tăng độ phơi sáng của mình càng nhiều càng tốt cho đến khi bên phải của biểu đồ histogram đạt được giá trị. Tiếp đó, giảm độ phơi sáng xuống một ít. Kỹ thuật này đảm bảo cho bạn có thời gian phơi sáng lâu nhất có thể mà không bị mất chi tiết ở những vùng sáng.

cach-cai-thien-danymic-range-3
Photo by @eberhard_grossgasteiger

Tập trung vào điểm nổi bật

Tuy nhiên, trong trường hợp phạm vi Dynamic Range của đối tượng quá lớn và vượt quá phạm vi của biểu đồ, bạn cần phải chọn ra những chi tiết sẽ bị mất và chúng không làm ảnh hưởng tới tổng thể của bức hình. Một kỹ thuật được các nhiếp ảnh gia lựa chọn là phơi sáng cho các điểm nổi bật, bằng cách sử dụng đèn flash hoặc tấm hắt sáng.  

cach-cai-thien-danymic-range-4
Photo by @enriccruzlopez

Cuối cùng, bạn cần biết rằng không có quy tắc nào là đúng tuyệt đối và nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật mang tính chủ quan. Vậy nên bạn hoàn toàn có quyền tự do điều chỉnh ánh sáng và phạm vi dải động cho đến khi bạn thấy phù hợp. Tuy nhiên bạn cần phải nắm chắc các khái niệm về ánh sáng và Dynamic Range, còn những thứ như biểu đồ hay kỹ thuật đo ánh sáng là những công cụ giúp cho bạn có được những bức ảnh như ý muốn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của BH Asia nhé!

Xem thêm:

 

Kết nối mạng xã hội

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 1

077 38 38 275

HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG 2

09 38 38 8103

HOTLINE HỖ TRỢ KỸ THUẬT

0901 31 06 31

TRA CỨU VÀ KÍCH HOẠT BẢO HÀNH

Facebook Youtube Top
 
Chương trình Khuyến mãi
ƯU ĐÃI HÔM NAY